ClockThứ Tư, 04/10/2023 13:07

"Trái tim quả đất" - những "thước phim" sống động, chân thực về Bác Hồ

Tác phẩm "Trái tim quả đất" miêu tả nhân vật trung tâm là Bác Hồ trong Chiến dịch Biên giới cuối năm 1950 - một trong những chiến dịch quan trọng nhất trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

Báo công dâng Bác trước thềm Đại hội Công đoàn tỉnhGắn phong trào thanh niên với học tập và làm theo lời BácLan tỏa những tấm gương học BácDâng hương tri ân Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

Tác phẩm "Trái tim quả đất" của cố Nhà văn Sơn Tùng. (Ảnh: TTXVN phát) 

Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật vừa xuất bản tác phẩm "Trái tim quả đất" của cố Nhà văn Sơn Tùng. Đây là một trong ba tác phẩm tiểu thuyết của ông viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tác phẩm "Trái tim quả đất" nghiêng hoàn toàn về tính lịch sử, kể lại những câu chuyện, sự kiện liên quan đến Bác Hồ.

Cái hay, cái độc đáo của tác phẩm là sự tổng hợp những câu chuyện nhỏ theo một cốt truyện thống nhất, một sự kiện lịch sử quan trọng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, mạch truyện logic, không rời rạc.

"Trái tim quả đất" miêu tả nhân vật trung tâm là Bác Hồ trong Chiến dịch Biên giới cuối năm 1950 - một trong những chiến dịch quan trọng nhất trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

Cuốn sách đã thể hiện sống động, chân thật về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đặc biệt là tính cách giản dị, yêu nước, thương dân và trí tuệ mẫn tiệp của Người khi có thể nhận biết được suy nghĩ của kẻ địch.

Cuốn sách như một thước phim chân thực và quý giá được chắt lọc từ ký ức của những người may mắn được tiếp xúc, làm việc với Bác Hồ.

Các nhân vật trong tác phẩm được khắc họa rất rõ nét, từ hình tượng Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp; các tướng lĩnh, chiến sỹ trên đường ra mặt trận; từ nhà văn, nhà nhiếp ảnh, các chiến sỹ cận vệ của Bác... tất cả đều được mô tả với những nét tính cách riêng, đều toát lên được những phẩm chất sáng ngời của họ, đại diện cho một thế hệ anh hùng.

Qua những trang văn đẹp lay động lòng người, cuốn sách mang đến cho độc giả những tình tiết chân thật, xúc động về Bác Hồ; về những chiến sỹ kiên cường tham gia Chiến dịch Biên giới; câu chuyện về tình yêu lứa đôi của hàng binh người Algeria dũng cảm và cô dân quân hỏa tuyến người dân tộc thiểu số xinh đẹp, nhân hậu...

Rất nhiều cây bút tại Việt Nam cũng như trên thế giới thử sức với đề tài về Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhưng Sơn Tùng vẫn được nhiều nhà nghiên cứu và độc giả khẳng định là nhà văn viết về Bác Hồ nhiều nhất và thành công nhất, một nhà Hồ Chí Minh học thực thụ./.

Theo TTXVN/Vietnam+
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ (10/10/1954 - 10/10/2024)
Xứng danh với lời căn dặn của Bác Hồ

Ngày 10/10/1954, Thiếu tướng Vương Thừa Vũ - Đại đoàn trưởng Đại đoàn 308, kiêm Chủ tịch Ủy ban Quân chính Hà Nội tiến về tiếp quản Thủ đô.

Xứng danh với lời căn dặn của Bác Hồ
Tấm lòng của Bác Hồ với thương binh, liệt sĩ

Trên nhật báo Quyết Chiến, cơ quan ủng hộ chính quyền nhân dân, xuất bản tại Huế, có in bức thư của Hồ Chủ tịch, đề ngày 4/12/1945, gửi các chiến sĩ cùng đồng bào Nam Bộ và Nam Trung Bộ...

Tấm lòng của Bác Hồ với thương binh, liệt sĩ
Bác Hồ - Những câu chuyện và bài học

Đó là tên cuốn sách thứ năm của TS. Chu Đức Tính (nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh) viết về Bác Hồ. Tác giả là một trong số không nhiều những nhà nghiên cứu chuyên sâu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tâm nguyện “nhằm chứng minh một chân lý đã được khẳng định: Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người cộng sản mẫu mực, một lãnh tụ nói đi đôi với làm” - như tác giả đã tâm sự đầu cuốn sách.

Bác Hồ - Những câu chuyện và bài học
Bác Hồ với thiếu nhi và truyền thống văn hóa gia đình Việt Nam

Triển lãm chuyên đề “Thừa Thiên Huế với công tác xây dựng văn hóa gia đình”; Hội thi rung chuông vàng “Bác Hồ với thiếu nhi và truyền thống văn hóa gia đình Việt Nam” diễn ra chiều 27/6 tại xã Thủy Thanh. Hoạt động do Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh phối hợp Phòng Văn hóa & Thể thao, Phòng Giáo dục & Đào tạo TX. Hương Thủy tổ chức.

Bác Hồ với thiếu nhi và truyền thống văn hóa gia đình Việt Nam
Nơi lưu dấu chân Người

Thuở niên thiếu, Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình đã từng sinh sống, lao động, học tập và tham gia các hoạt động yêu nước ở Thừa Thiên Huế trong thời gian gần 10 năm. Đó là thời kỳ từ năm 1895 - 1901, khi Người mang tên Nguyễn Sinh Cung (5 - 11 tuổi) và thời kỳ thứ 2 từ năm 1906 - 1909, khi Người mang tên Nguyễn Tất Thành (16 - 19 tuổi).

Nơi lưu dấu chân Người

TIN MỚI

Return to top