ClockThứ Ba, 16/03/2021 05:45

Bài học từ “mùa xuân Ả Rập”

TTH - Nghị quyết Đại hội Đảng XIII xác định: “Nâng cao dự báo chiến lược, giữ vững thế chủ động” nhằm bảo vệ an ninh quốc gia trước những diễn biến phức tạp của tình hình an ninh quốc tế. Nhìn lại “Mùa xuân Ả Rập” xảy ra 10 năm trước sẽ giúp chúng ta cảnh giác với âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.

Xác định quyết tâm trong chương trình hành độngVận nước đặt lên vai đội ngũ lãnh đạo

Những cuộc biểu tình của người dân trong “Mùa xuân Ả-rập”. Ảnh: AP 

1. Từ cuối tháng 12/2010 đến đầu năm 2011, hàng loạt cuộc chính biến hay còn gọi là “cách mạng đường phố” nổ ra ở Trung Đông, Bắc Phi.

Cơn bão của “Mùa xuân Ả Rập” đã lật đổ chính phủ hợp pháp nhiều nước đã ổn định hàng chục năm. Mở đầu là Tuynisia, từ nguyên nhân một người đàn ông bán hàng rong tự thiêu vì bị tịch thu xe rau quả. Sự việc được lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội, gây nên sự bức xúc của xã hội  dẫn đến biểu tình, bạo loạn khắp đất nước, Tổng thống phải chạy ra nước ngoài.

Ở Ai Cập, cuối tháng 1/2011, là từ việc cảnh sát bắt một thanh niên sau đó đánh đập đến chết vì tố cáo không có bằng chứng, không có giấy tờ tùy thân. Tương tự như Tunisia, sự kiện được truyền lên facebook làm bùng lên làn sóng biểu tình của hàng trăm nghìn thanh niên, sinh viên, trí thức đòi Tổng thống Mubarak phải từ chức. Mặc dù chính quyền đã áp dụng nhiều biện pháp mạnh, nhưng cuối cùng Tổng thống phải từ bỏ chức vụ sau 30 năm cầm quyền.

Từ diễn biến ở 2 nước này đã nhanh chóng tạo ra phản ứng dây chuyền lan ra ở 14 nước trong tháng 12/2010 và tháng 1,2/2011.

Hiện nay, một số nước vẫn tiếp tục diễn ra nội chiến, bạo loạn lật đổ chính quyền được dựng lên sau “Mùa xuân Ả Rập”, tạo nên tình hình bất ổn cho khu vực và nhiều  nước trên thế giới.

Hiện tại, “Mùa xuân Ả Rập” chưa có hồi kết, nhưng hậu quả của “mùa xuân” đang trở thành “mùa đông” lạnh lẽo của các nước ở vùng đất này. Viện nghiên cứu an ninh châu Âu (IES) tháng 5/2017 đưa ra nhận xét: Bức tranh toàn cảnh Bắc Phi và Trung Đông là vô cùng ảm đạm. Các tổ chức quốc tế và Liên Hợp quốc đã thống kê thiệt hại về kinh tế lên đến 600 tỷ USD, 22 triệu người mất việc, thiệt hại cơ sở hạ tầng 461 tỷ USD, 15 triệu người phải di tản và 1,3 triệu người thương vong. Hệ quả tiếp theo là làn sóng người bất chấp nguy hiểm cố tìm cách vượt biển sang các nước châu Âu, chạy vào các trại tị nạn. Tunisia là nước nền kinh tế có sức cạnh tranh thứ 40 trên thế giới, sau chính biến tỷ lệ thất nghiệp 40%.

Libya dưới thời Tổng thống Gadafi có chỉ số về con người, mức sống người dân cao nhất châu Phi, y tế, điện và xăng dầu miễn phí, thế nhưng giờ đây ngoài nghèo đói còn là “đấu trường” cho các cuộc xung đột ủy nhiệm.

Ở Ai Cập, sau khi lật đổ Tổng thống Mubarak, bầu Tổng thống mới nhưng một năm sau (2013)  ông này cũng bị lật đổ, đất nước rơi vào hỗn lạo, tranh giành quyền lực.

Tại Sirya, nội chiến kéo dài cả thập kỷ, làm cho 600 ngàn người thiệt mạng, 8 triệu người ly tán, 6 triệu người tìm đường di tản ra nước ngoài, hạ tầng đất nước bị tàn phá nghiêm trọng.

Nhiều nước ở Bắc Phi, Trung Đông cũng có những hoàn cảnh tương tự, chỉ khác nhau về mức độ tàn phá đất nước, người thất nghiệp, người chết và di tản. Nghiêm trọng nhất là sự ra đời của “nhà nước tự xưng IS”, dù không có lãnh thổ, không có chính quyền nhưng lại là mối nguy hiểm hàng đầu không chỉ với các nước Trung Đông mà cả châu Âu và thế giới.

2. Đánh giá về “Mùa xuân Ả Rập” được rút ra là hậu quả nặng nề của các nước trong khu vực bị tàn phá nghiêm trọng, người dân bị chết chóc, đói khổ, ly tán. Người dân vừa là “thủ phạm” vừa là “nạn nhân” tự chuốc lấy từ những cuộc xuống đường, bạo động, nội chiến sắc tộc. Họ bị lừa phỉnh về một cuộc sống tự do, giàu có, văn minh hơn so với thực tế vào thời điểm đó. Nhưng tất cả chỉ là ảo tưởng. Nhà lãnh đạo ngoại giao Nga cho rằng: “Mùa xuân Ả Rập là chương đáng buồn nhất trong đời sống quốc tế của thế kỷ XXI”. Có nhà nghiên cứu đưa ra nhận định: Sự sụp đổ của mùa xuân Ả Rập là sự tàn phá, không phải là cuộc cách mạng.

Trong thông điệp liên bang năm 2015, Tổng thống Nga Putin đã đưa ra nhận xét: “Có những nước cách đây không lâu đang ổn định ở Trung Đông và Bắc Phi, đã trở thành khu vực hỗn loạn và vô chính phủ mà từ đó xuất hiện mối đe dọa toàn thế giới”. Tương tự theo kiểu như vậy đã từng diễn ra ở các nước châu Âu vào cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, cũng mang tên sắc màu các loài hoa,  nhưng đã làm điêu đứng nhiều quốc gia và dân chúng ở đây. Mỗi khu vực có điều kiện, hoàn cảnh khác nhau nhưng đều chung một “kịch bản” là bạo loạn lật đổ chính phủ hợp pháp, phân chia lợi ích kinh tế, ảnh hưởng địa chính trị của các nước lớn. Đó cũng là phương thức lật đổ chính phủ các nước được cho là “cứng đầu”, không tuân theo “sắp xếp” của các ông chủ phương Tây.

Từ nhiều năm nay, Việt Nam đã bị tác động bởi không ít cuộc “cách mạng” tương tự, là một trong những tiêu điểm bạo loạn, lật đổ của các thế lực phản động quốc tế và bọn chống đối cực đoan. Âm mưu của chúng là tìm mọi cách lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa. Lợi dụng những sơ hở trong giải quyết đất đai, xử lý môi trường, chính sách, đời sống ở cơ sở, những “sự kiện” lớn như: Fomosa, giàn khoan HD981, dự án 3 đặc khu kinh tế...  để làm ngòi nổ kích động biểu tình, bạo loạn. Ở Tây Nguyên, Tây Bắc được sự tiếp tay từ bên ngoài, với chiêu bài tự do tôn giáo, nhân quyền, chúng đã kích động, lôi kéo người dân mê tín, lạc hậu biểu tình, bạo loạn xảy ra ở Mường Nhé (Điện Biên), Tây Nguyên, Bình Thuận, Hà Tĩnh, Bình Dương và nhiều đô thị lớn. Nếu không được phát hiện sớm, khống chế kịp thời, có sự cảnh giác của Nhân dân thì những cuộc “cách mạng” đó đã xảy  ra không kém nguy hiểm như ở Bắc Phi, Trung Đông.

“Tự do và hạnh phúc không ai cho miễn phí”, đó là bài học của người dân ở các nước nói trên rút ra và của chính chúng ta. Hơn ai hết, người Việt Nam hiểu rõ và trân trọng giá trị của hòa bình, tự do để phát triển đất nước. Có được cuộc sống bình yên là ước vọng của người Việt từ ngàn đời nay, chúng ta hãy cùng nhau giữ lấy. Thông điệp đó đã trở thành chân lý.

NGUYỄN AN HÒA

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ động, thường xuyên thực hiện kiểm tra, giám sát trong công tác xây dựng Đảng

Ngày 4/10, tại tỉnh Điện Biên, Ủy ban Kiểm tra Trung ương tổ chức Hội nghị giao ban công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng 9 tháng và phương hướng, nhiệm vụ 3 tháng cuối của năm 2024 khu vực Vụ Địa bàn VI. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Thị Hiền và Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương Tô Duy Nghĩa chủ trì Hội nghị.

Chủ động, thường xuyên thực hiện kiểm tra, giám sát trong công tác xây dựng Đảng
Phát triển Đảng hiệu quả

Đảng bộ TP. Huế đã có nhiều cách làm mang lại hiệu quả trong phát triển đảng viên mới, góp phần nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đảng (TCCSĐ) và đảng viên tại cơ sở.

Phát triển Đảng hiệu quả
Return to top