ClockThứ Ba, 19/04/2022 08:58

Bài học từ những cơn sốt giá

TTH - Chuyện sốt giá chẳng lạ gì. Nhiều khi người cho rằng vô lý, nhưng nó vẫn cứ diễn ra.

Giá đất ở nông thôn: Tăng thực hay ảo? - kỳ 2: Để đất ở đạt giá trị thực và được kiểm soátHoàng mai sốt giá

Dấu hiệu của sự sốt giá là tự nhiên có một mặt hàng nào đó bỗng dưng gây sự quan tâm của nhiều người. Nó được truyền thông bằng hai hình thức truyền miệng và văn bản, hình ảnh kể cả những đơn vị truyền thông chính thống và mạng xã hội. Ban đầu giá cứ nhích lên từng bước. Khi có nhiều người tham gia mua bán, tức là cầu tăng lên, đến đây thì giá có bước nhảy vọt, có khi nó rất xa với giá ban đầu. Nhìn trên thị trường, chúng ta thấy có nhiều mặt hàng sốt; dễ thấy nhất là đất ở đô thị và nhiều mặt hàng để chơi, như cây cảnh, cá cảnh.

Lịch sử sốt giá những năm gần đây được ghi nhận ở nhiều mặt hàng. Về cây nổi bật nhất là cây mưng, cây si một thời. Về cá thì có cá lưng gù và giờ đây là cá Koi Nhật Bản. Về hoa mới đây nhất là bạch hải đường; trước đó là lan đột biến…

Chúng ta thử lý giải nguyên nhân giá sốt? Sốt gắn với giá trị thật và mặt hàng đó khan hiếm trong một thời điểm nào đó. Ví dụ như mai vàng ở Huế. Khi tỉnh có chủ trương xây dựng Huế (nói chung là tỉnh Thừa Thiên Huế) thành xứ sở mai vàng thì ngay lập tức nó tác động đến thị trường. Cây mai bắt đầu nhúc nhích tăng giá. Khi đó, bỗng nhiên nhu cầu thị trường tăng mạnh mà nguồn cung chưa đáp ứng được. Trong trường hợp này, chúng ta gọi sốt cũng được mà không cũng chưa hẳn sai vì cây mai vàng xứ Huế được mệnh danh là cây quý; càng lâu năm càng quý. Những cây mai cổ thụ, có dáng đẹp giá tiền tỷ là chuyện thường từ lâu. Những cây mai có tính chất này có tuổi đời cả trăm năm nên thuộc loại hàng hiếm, người ta gọi là vô giá, ai thích thì… giá cả có khi không thành vấn đề. Ví dụ này cũng có thể gọi sốt, nhưng dạng sốt giá đi cùng với giá trị.

Đáng quan tâm nhất là dạng sốt nóng đối với mặt hàng nào đó, vào một thời gian nào đó rồi đi qua, không còn ai hoặc ít người để ý đến mặt hàng đó nữa.

Chúng ta sẽ lấy hai ví dụ sau để phân tích. Thứ nhất là lan đột biến, thứ hai cây mưng. Lan đột biến đúng là một loại hiếm. Tức là độc, lạ chứ chưa hẳn là đẹp nhất. Ban đầu, một nhóm người nào đó dựa vào sự độc lạ này để bơm giá; bơm xong giá là truyền thông (như trên đã nói có hai dạng chính thống và truyền miệng) đi cùng; đến đây giá bắt đầu tăng. Khi giá tăng từng bước quá nhanh nó tạo ra sự chú ý nhiều người hơn. Khi nhiều người đọc thấy có thể đây là một cơ hội lướt sóng để thu chênh lệch thì giá bắt đầu tăng cao hơn. Nhiều người tham gia hơn sẽ tạo ra thị trường. Đây là dạng sốt không đi kèm với giá trị thực. Đến một lúc, khi thị trường nhận thấy sự đầu tư này là quá mạo hiểm thì nhiều người rút chân dần ra và thị trường lao dốc; giờ không ai chú ý đến lan đột biến nữa. Cây mưng giờ cũng chẳng còn mấy ai thiết tha chơi. Cây si cũng thế, cá lưng gù cũng vậy… Nguyên tắc sốt giá không đi cùng với những giá trị thực, giá trị cốt lõi thì sẽ có người thắng người thua. Có lẽ nhiều người thừa biết đây là cuộc chơi may rủi và hy vọng rằng mình sẽ bước ra kịp để kiếm lời. Người nào không rút chân ra kịp thì sẽ bị “mắc vách”. Và chúng ta cũng không loại trừ có một nhóm người nào đó chú ý tạo sóng để kiếm lời. Ví dụ như một nhóm 10 người. Người thứ nhất bán cho người thứ hai một đồng. Người thứ hai bán cho người thứ ba không phải hai đồng mà là gấp ba. Người thứ ba cứ thế tăng lên theo bước sóng dài hơn… Đến một lúc nào đó, có một người ngoài nhóm “xuống tiền” thì họ thôi lướt sóng. Điều này cũng có nghĩa là cuộc chơi kết thúc.

Cứ lâu lâu chúng ta lại nghe sốt mặt hàng này, sốt mặt hàng kia và cũng nhanh chóng kết thúc thì câu hỏi liệu có một nhóm người nào đó cấu kết với nhau tạo sóng một mặt hàng nào đó để thu lợi là hoàn toàn có cơ sở. Bởi, nếu khi tạo sốt không có người nào ngoài nhóm tham gia thì họ cũng không mất gì vì “cùng hội cùng thuyền”.

Một bài học có thể rút ra ở đây là hãy đọc thật kỹ yếu tố rủi ro đối với những cơn sốt. Yếu tố rủi ro ở đây là quá lớn!

Nguyễn Bình An

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những ngày đất nghỉ

Huế mưa mấy hôm rồi, chú Tư gọi điện: “Về nhà lấy ít gạo thím vừa xay xong lên ăn con. Mà đợi cho ngớt mưa rồi đi, thím để dành cho đó rồi!”. Bên kia chú cúp máy rồi mà bên này tôi vẫn còn nghe hơi ấm vây quanh, như thấy trước mắt mình dáng đi gù gù của chú.

Những ngày đất nghỉ
Bài học cần thiết với tuyển Việt Nam

Qua 2 trận đấu tại Giải giao hữu quốc tế LPBank Cup 2024, đội tuyển Việt Nam của HLV Kim Sang-sik đã có thêm những thử nghiệm và rút ra nhiều bài học trong giai đoạn chuẩn bị cho ASEAN Cup 2024.

Bài học cần thiết với tuyển Việt Nam
Cách mạng Tháng Tám và bài học bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là một dấu mốc chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. 79 năm đã qua nhưng những bài học, kinh nghiệm quý báu của Cách mạng Tháng Tám vẫn còn nguyên giá trị thời đại, nhất là bài học về giữ vững độc lập chủ quyền dân tộc.

Cách mạng Tháng Tám và bài học bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc
Bác Hồ - Những câu chuyện và bài học

Đó là tên cuốn sách thứ năm của TS. Chu Đức Tính (nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh) viết về Bác Hồ. Tác giả là một trong số không nhiều những nhà nghiên cứu chuyên sâu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tâm nguyện “nhằm chứng minh một chân lý đã được khẳng định: Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người cộng sản mẫu mực, một lãnh tụ nói đi đôi với làm” - như tác giả đã tâm sự đầu cuốn sách.

Bác Hồ - Những câu chuyện và bài học
Bài học từ việc ép bạn uống bia

Vì lý do nhỏ nhặt, ép bạn uống bia đã xảy ra mâu thuẫn dẫn đến ẩu đả, để rồi người trọng thương, người rơi vào cảnh tù tội, tình bạn bị cắt đứt chỉ vì ly bia. Đây là lời cảnh tỉnh về hậu quả bi thảm khi con người đánh mất bản thân, khi sự hung hăng và thiếu tôn trọng được đặt lên trên giá trị đạo đức và lẽ phải.

Bài học từ việc ép bạn uống bia

TIN MỚI

Return to top