ClockThứ Năm, 20/01/2022 13:45

Điểm tựa cho ngư dân trên biển

TTH - Kết hợp huấn luyện cứu hộ trên biển, kịp thời hỗ trợ, bảo vệ, giúp đỡ ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển, cán bộ, chiến sĩ Hải đội 2-Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh đã trở thành điểm tựa vững chắc cho ngư dân khi ra khơi.

Gác “Xuân” trên tuyến biển

Huấn luyện cứu hộ tàu cá gặp nạn

Đến Hải đội 2 - BĐBP tỉnh đúng vào dịp Thiếu tá Lê Văn Hải, Hải đội trưởng Hải đội 2 đang trực tiếp triển khai phối hợp huấn luyện công tác cứu hộ, cứu nạn và bảo vệ vùng biển cho cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị.

Trải qua nhiều cương vị công tác, Thiếu tá Hải không nhớ hết mình đã có bao nhiêu lần cùng đồng đội xuất quân làm nhiệm vụ trên biển. Đó là những cuộc tuần tra theo kế hoạch của đơn vị, những lần xuất kích đột xuất cứu hộ, cứu nạn. Có những chuyến tàu xuất phát khi trời yên, biển lặng, nhưng cũng không ít những chuyến tàu ra khơi trong mưa gió, bão lũ.

Thiếu tá Lê Văn Hải tâm sự: “Làm sao nhớ hết được những chuyến đi, cứ nhận được tín hiệu yêu cầu cứu hộ, cứu nạn là đơn vị “xung trận” ngay. Đến bây giờ, cán bộ, chiến sĩ đơn vị thấy tuyến biển này rất gần gũi, quen thuộc, có thể nhớ được các con lạch, cửa biển dọc tuyến biển Bắc miền Trung này. Vì vậy, đơn vị có thể chỉ huy tàu ra vào các cửa sông, cửa lạch trong điều kiện bão lũ, sương mù để làm nhiệm vụ...”.

Sóng biển từng cơn đánh vào mạn tàu ầm ào khiến câu chuyện của Trung úy Nguyễn Hồng Sơn, thuyền trưởng thuộc Hải đội 2, kể về hoạt động giúp đỡ ngư dân trên biển luôn bị đứt quãng.

Anh Sơn cho biết, để đảm bảo công tác cứu hộ, cứu nạn trên biển, ngoài nhiệm vụ huấn luyện theo kế hoạch được cấp trên phê duyệt, đơn vị luôn tăng cường bổ sung, tăng thêm thời gian, thời lượng huấn luyện chuyên ngành tàu thuyền. Trong đó, tập trung huấn luyện về thao tác sử dụng các loại phương tiện, tiếp cận kỹ thuật mới cho cán bộ, chiến sĩ… Định kỳ hàng tuần, đơn vị đều tổ chức huấn luyện cơ bản như: ném dây, quăng phao, lái tàu, lái ca nô tiếp cận mục tiêu trong tình huống luồng lạch chật hẹp, trong các điều kiện nước cạn, sóng to gió lớn… để đảm bảo công tác cứu hộ, cứu nạn cho ngư dân trên biển.

Trung úy Nguyễn Hồng Sơn nhớ lại, một ngày trung tuần tháng 9 năm 2021, cán bộ, chiến sĩ đơn vị đang tiến hành huấn luyện trên biển thì Đài thông tin của tàu đơn vị tiếp nhận tin kêu cứu từ biển khơi gửi về do một tàu cá gặp sự cố chết máy. Ngay sau khi nhận được thông tin, đơn vị nhanh chóng báo cáo đến Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh để có phương án hỗ trợ cho ngư dân. Xác định được vị trí của tàu đang cần giúp đỡ, đơn vị nhanh chóng tiến hành xuất kích ứng cứu, kịp thời lai dắt tàu cá gặp sự cố vào nơi an toàn.

Ông Ngô Đức Tâm, chủ tàu cá ở xã Phú Thuận (Phú Vang), được đơn vị huy động tham gia phối hợp luyện tập cứu hộ, cứu nạn trên biển, bày tỏ: “Bộ đội ở Hải đội 2 chính là chỗ dựa yên tâm cho ngư dân chúng tôi. Khi tàu chúng tôi gặp nạn, phát tín hiệu cấp cứu, nghe được giọng của các anh biên phòng đáp lại qua sóng điện đàm làm chúng tôi vững tin hơn để giành giật sự sống trên biển cả. Ngoài ra, được tham gia luyện tập về cứu hộ, cứu nạn trên biển do Bộ đội Biên phòng tổ chức hằng năm, cũng đã giúp chúng tôi thuần thục các phương án ứng cứu cho nhau khi gặp nạn trên biển”.

Kết thúc buổi luyện tập, trở về từ thao trường trong bộ quân phục ướt sũng, Trung úy Nguyễn Hồng Sơn, người luôn sát cánh cùng ngư dân và được ngư dân tin yêu, khẳng định: “Cứu nạn các tàu cá của ngư dân là nhiệm vụ hết sức quan trọng, là trách nhiệm của mỗi quân nhân, nên việc chủ động xây dựng và luyện tập thành thục các phương án có ý nghĩa hết sức quan trọng. Qua đó, giúp cán bộ, chiến sĩ có bản lĩnh vững vàng, thao tác thuần thục và xử lý nhanh các tình huống xảy ra trên biển, góp phần giảm thiệt hại về người và tài sản cho ngư dân khi có sự cố xảy ra”.

Bài, ảnh: Bá Trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhặt “lộc biển”

Từ sau tháng Giêng đến nay, sứa biển đã bắt đầu xuất hiện. Tùy theo con nước, sứa thường bị sóng đánh dạt vào bờ. Đây cũng là thời điểm nhiều người đi biển thử vận may với việc nhặt sứa.

Nhặt “lộc biển”
Vững bến neo

“Vững bến neo” là tâm nguyện, là sự mong ngóng của bao thế hệ ngư dân vươn khơi bám biển và chính quyền các cấp của Thừa Thiên Huế trong nỗ lực đáp ứng tốt nhất có thể các nhu cầu phát triển nghề cá của bà con ngư dân. Và dự án cảng cá Thuận An (phường Thuận An, TP. Huế) kết hợp khu neo đậu, tránh trú bão được xây dựng với kinh phí 220 tỷ đồng đã được triển khai và hoàn thành sau hơn ba năm xây dựng. Nằm trước cửa biển Thuận An, cảng cá Thuận An kết hợp với khu neo đậu tàu thuyền tránh, trú bão trở thành một điểm kết nối, điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi bám biển.

Vững bến neo
Tôm, cá trở về

Đã mấy chục năm rồi, ngư dân vùng biển Ngũ Điền (Phong Điền, Thừa Thiên Huế) mới được chứng kiến những đàn cá nục, cá trích, khuyết (ruốc)… bơi vào tận ven bờ. Vùng biển lộng đang hồi sinh!

Tôm, cá trở về
Sớm đưa Cảng cá Thuận An vào hoạt động

Đơn vị tư vấn giám sát đang thực hiện đo bình đồ luồng cảng và vùng nước trước cầu cảng Thuận An (TP. Huế) và hoàn thiện các thủ tục gửi Cục Hàng hải Việt Nam để đăng ký công bố mở cảng.

Sớm đưa Cảng cá Thuận An vào hoạt động
Điểm tựa cho phát triển các vùng kinh tế

Việc tăng cường hợp tác, liên kết địa phương, liên kết vùng trong triển khai hoạt động khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm giải quyết những vấn đề khoa học-công nghệ quy mô lớn, liên ngành, liên vùng, tạo sản phẩm theo chuỗi giá trị, có giá trị gia tăng lớn, đóng góp cho phát triển kinh tế-xã hội.

Điểm tựa cho phát triển các vùng kinh tế
Return to top