ClockThứ Hai, 15/05/2017 09:09

Già làng vùng biên

TTH - Già làng Đặng Sơn Thi (sinh 1954) ở thôn A Tin, xã A Roàng (A Lưới) là điển hình trong việc phối hợp với bộ đội biên phòng (BĐBP) tuyên tuyền để người dân tham gia tổ tự quản đường biên, mốc quốc giới, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, được Bộ Tư lệnh BĐBP tặng Kỷ niệm chương Vì chủ quyền an ninh biên giới.

Già làng Thi

Theo Thượng tá Trần Danh Tuệ, Chính trị viên Đồn Biên phòng cửa khẩu A Đớt (A Lưới), thực hiện Chỉ thị 01 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới, trước Tết Nguyên đán 2017, đơn vị đã bàn giao thực địa xong cho các hộ trong tổ tự quản. Người dân hào hứng, nhiệt tình phối hợp với BĐBP tuần tra, rất có trách nhiệm, ý thức trong việc bảo vệ đường biên, mốc quốc giới. Kết quả này có được nhờ công sức đóng góp rất lớn của các già làng, trưởng thôn trên địa bàn, mà điển hình là già làng Đặng Sơn Thi. “Già làng Thi là người từng tham gia hoạt động cách mạng, có nhiều thành tích, rất gương mẫu và có uy tín, được Nhân dân địa phương tín nhiệm. Ông tích cực tuyên truyền, vận động người dân thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, bà con tin tưởng, nghe theo. Ông hiện là Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam xã A Đớt” - Thượng úy Lưu Xuân Nghiêm, Đội trưởng Đội vận động quần chúng Đồn Biên phòng cửa khẩu A Đớt cho biết.

Với uy tín đó, khi già làng Thi cùng BĐBP tuyên truyền, vận động người dân trong thôn tham gia tổ tự quản để chung tay bảo vệ đường biên, mốc quốc giới, bà con rất “thông”, hưởng ứng nhiệt tình. 

Nói về điều này, già làng Thi cười hiền, bảo đó là trách nhiệm, là điều đương nhiên ông phải làm. Bởi những thế hệ đi trước đã đổ máu xương để giành độc lập, chủ quyền cho quê hương đất nước, cuộc sống bình yên cho Nhân dân, thì nay con cháu phải có ý thức, trách nhiệm giữ vững chủ quyền, bình yên. “Mỗi lần nói chuyện, bố gọi bà con đến nhà cộng đồng của thôn. Bố và BĐBP phân tích, bà con hiểu, tin nên hưởng ứng tham gia tổ tự quản và thể hiện trách nhiệm của mình bằng những việc làm cụ thể hằng ngày thôi”- già làng Thi bảo thế.

Những việc làm hàng ngày của bà con đó là chỉ sinh sống, làm ăn bên này đường biên, cột mốc, không qua bên đất bạn trái phép. Bà con cũng biết bảo vệ, giữ gìn cột mốc, sẵn sàng cùng BĐBP tuần tra biên giới, hỗ trợ các anh truy quét những đối tượng phá rừng, khai thác trái phép lâm, khoáng sản. “Bố lớn tuổi rồi, nhưng bố cũng tích cực tham gia” - già làng Thi cười mộc mạc. Hành động cụ thể của già làng Thi có sức thuyết phục hơn ngàn lời nói. Vậy nên, tham gia tổ tự quản, người dân thôn A Tin không chỉ nghe theo già làng, nghe BĐBP chung tay cùng bảo vệ đường biên, cột mốc, mà còn biết giúp đỡ người dân bạn Lào khi họ thiếu thốn hay ốm đau. Già làng Thi bảo, đó chính là bảo vệ bình yên nơi biên giới một cách vững chắc nhất.

Phạm Thùy Chi

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Kho báu” của người Pa Cô

“Mình luôn sợ thời gian đi nhanh quá mà mình thì chậm, chỉ lo lắng làm không kịp nhiều thứ cho con cháu mai sau” - Già Hạnh hướng mắt về dãy Trường Sơn trùng điệp phía xa xa, bày tỏ tiếng lòng. Bao đời nay người Pa Cô của già đều nương náu dưới chân dãy núi này. Nhìn văn hóa truyền thống của cha ông mai một dần theo năm tháng khiến lòng già đau đáu, phải bằng mọi cách gìn giữ, bảo tồn được những nét đẹp của dân tộc mình.

“Kho báu” của người Pa Cô
Già làng, người có uy tín - Cầu nối cho hành trình giảm nghèo

Huyện miền núi A Lưới đã vinh dự khi được công nhận thoát khỏi danh sách 74 huyện nghèo của cả nước. Đây là kết quả của sự nỗ lực bền bỉ từ chính quyền và cộng đồng, đặc biệt có vai trò của các già làng, người có uy tín (NCUT). Với tâm huyết và sự hiểu biết sâu sắc về phong tục, tập quán, họ đã trở thành cầu nối, giúp bà con dân tộc thiểu số (DTTS) vượt qua khó khăn và phát triển kinh tế bền vững.

Già làng, người có uy tín - Cầu nối cho hành trình giảm nghèo
Nhà Đại đoàn kết cho người nghèo vùng biên

Những ngôi nhà Đại đoàn kết dành cho người nghèo, hộ gia đình khó khăn về nhà ở không chỉ là niềm vui, mà đó là động lực để họ tiếp tục vươn lên trong cuộc sống. 13 ngôi nhà đã được khởi công xây dựng và bắt đầu hoàn thiện từ đầu năm đến nay là sự nỗ lực vận động, kết nối của đội ngũ cán bộ Mặt trận các cấp dành cho các hộ gia đình khó khăn tại huyện A Lưới.

Nhà Đại đoàn kết cho người nghèo vùng biên
“Cầu nối” giữa Đảng và Nhân dân

Những người có uy tín (NCUT) trong cộng đồng người dân tộc thiểu số (DTTS) là những tấm gương tiêu biểu, cầu nối giữa Đảng và Nhân dân, nhất là trong các chương trình mục tiêu quốc gia, công tác bảo tồn văn hóa truyền thống của các dân tộc.

“Cầu nối” giữa Đảng và Nhân dân
Nữ công an xã vùng biên gương mẫu

Gương mẫu, tận tụy và đầy trách nhiệm trong công việc, Thiếu tá Hồ Thị Kim Anh (sinh năm 1986, Phó Trưởng Công an xã Hồng Kim, huyện A Lưới) luôn hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao. Nhiều năm liền, Thiếu tá Kim Anh đều đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở, được Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh tặng nhiều bằng khen, giấy khen vì có thành tích xuất sắc trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Nữ công an xã vùng biên gương mẫu
Return to top