ClockThứ Ba, 31/07/2018 09:03

Thực thi Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng mang lại nhiều kết quả

TTH - Thừa Thiên Huế là một trong 3 tỉnh được Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) chọn tổ chức hội nghị điểm tổng kết 20 năm thực hiện Pháp lệnh BĐBP. Về công tác triển khai và thực hiện Pháp lệnh này, Đại tá Nguyễn Văn Hiền, TUV, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh cho biết:

Đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ biên giới quốc gia trong tình hình mới"Cột mốc” của tình quân dânVì cuộc sống bình yên

 Đại tá Nguyễn Văn Hiền

Trên cơ sở nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Pháp lệnh, BĐBP tỉnh đã thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chuyên trách bảo vệ biên giới, quản lý, kiểm tra, kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu, cảng biển. Đồng thời, trực tiếp quan hệ, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, lực lượng bảo vệ biên giới các nước láng giềng xây dựng biên giới ổn định, hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển, đáp ứng yêu cầu hội nhập, mở rộng giao lưu hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới, phục vụ đường lối đổi mới của Đảng, góp phần củng cố QP-AN, phát triển KT-XH của tỉnh.

BĐBP tỉnh phối hợp cùng các sở, ban, ngành liên quan và cấp ủy, chính quyền các cấp tổ chức thực hiện có hiệu quả các phong trào quần chúng nhân dân tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới, như phong trào: “Quần chúng tham gia tự quản đường biên, cột mốc và an ninh trật tự xóm, bản biên giới”, “Kết nghĩa thôn - bản hai bên biên giới”, “Tàu thuyền, bến bãi an toàn”, “Thanh niên xung kích bảo vệ đường biên”... Qua đó, đã thành lập được 46 tổ tự quản đường biên, cột mốc với 1.456 hộ gia đình tham gia; hơn 90 tổ tàu thuyền an toàn trên biển với 1.140 tàu thuyền từ 90CV trở lên tham gia, góp phần quan trọng vào việc giữ vững chủ quyền lãnh thổ biên giới, vùng biển, bảo vệ tài nguyên môi trường, lợi ích quốc gia, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới của tỉnh.

Ông có thể cho biết việc triển khai thực hiện Pháp lệnh này ở cơ sở như thế nào?

Các đơn vị trong BĐBP tỉnh tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương cấp xã củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức Đảng, đoàn thể ở thôn, bản khu vực biên giới đặc biệt khó khăn; tham gia đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ xã, thôn, bản tạo nguồn cán bộ dân tộc thiểu số; tăng cường cán bộ biên phòng về cơ sở. Nhiều đồng chí được tín nhiệm giữ các chức danh chủ chốt ở địa phương, trực tiếp tham mưu củng cố các chi, đảng bộ; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban, ngành triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình phát triển KT-XH, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, góp phần từng bước nâng cao đời sống vật chất cho Nhân dân khu vực biên giới. Trong đó, một số cuộc vận động, chương trình do BĐBP tỉnh trực tiếp thực hiện đạt hiệu quả nổi bật như: chương trình “Bò giống giúp người nghèo nơi biên giới”, “Hũ gạo tình thương”, “Nâng bước em đến trường”, cuộc vận động “Mái ấm cho người nghèo nơi biên giới, hải đảo”, “Xây dựng nhà đại đoàn kết”... Đã xây dựng được 214 ngôi nhà trị giá hơn 6,4 tỷ đồng; 2 trạm xá quân dân y kết hợp ở xã Nhâm và A Đớt trị giá hơn 1,5 tỷ đồng...

Qua 20 năm thực thi Pháp lệnh, ông đánh giá như thế nào về những chuyển biến trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới?

Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh thời gian qua cơ bản được giữ vững, song vẫn tiềm ẩn những yếu tố khó lường, nhất là hoạt động của các loại tội phạm buôn lậu, ma tuý, buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới... Thực hiện Pháp lệnh BĐBP, các đơn vị trên hai tuyến biên giới đã làm tốt công tác nắm tình hình nội, ngoại biên liên quan đến an ninh quốc gia, triển khai đồng bộ các mặt công tác nghiệp vụ, chú trọng biện pháp thu tin trên cả 3 lĩnh vực (xâm phạm chủ quyền, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội). Qua đó, đã xử lý bắt 87 vụ, với 161 đối tượng,  khởi tố 15 vụ với 43 đối tượng tội phạm về ma túy, mua bán, vận chuyển vật liệu nổ, buôn lậu, gian lận thương mại, khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép... Thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, các đơn vị BĐBP tỉnh đã phát hiện, xử lý 7.343 vụ/10.759 đối tượng với tổng số tiền xử phạt hơn 4,6 tỷ đồng; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trị giá hơn 2 tỷ đồng. Ngoài ra, quần chúng nhân dân đã sát cánh cùng BĐBP tỉnh trong đấu tranh phòng chống tội phạm đạt hiệu quả cao, góp phần giữ vững an ninh trật tự ở khu vực biên giới và vùng biển của tỉnh nhà.

Những giải pháp để nâng cao hiệu quả thực thi Pháp lệnh BĐBP trong giai đoạn mới như thế nào, thưa ông?

Thực tiễn 20 năm thi hành Pháp lệnh BĐBP tại địa phương cho thấy, cần phải tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước của chính quyền địa phương các cấp về bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia và lợi ích quốc gia trên biên giới, vùng biển của tỉnh; kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ phát triển KT-XH với củng cố QP-AN, giữa xây dựng hệ thống chính trị với nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân ở khu vực biên giới, vùng biển của tỉnh.

Tiếp tục bám sát chức năng, nhiệm vụ và ổn định về tổ chức của BĐBP nhằm nâng cao năng lực bảo vệ chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hộ ở khu vực biên giới, vùng biển. Trong đó, tập trung xây dựng một số ngành như: kỹ thuật, cửa khẩu, đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm... nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa.

Xin cám ơn ông!

Quốc Tuấn (thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Điểm nhấn” thiết thực

Tham gia hội thi “Dân vận khéo” khu vực II năm 2024 do Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tổ chức tại thành phố Đà Nẵng đoạt giải Nhì; tham gia hội thi "Tuyên truyền viên trẻ" năm 2024 do Bộ Tư lệnh BĐBP tổ chức tại tỉnh Bắc Giang được giải khuyến khích, Bằng khen của Bộ Tư lệnh BĐBP, là hoạt động ý nghĩa nhằm chào mừng kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế.

“Điểm nhấn” thiết thực
Sẵn sàng ứng cứu

Trước, trong và sau thiên tai, bão lũ, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh là lực lượng nòng cốt sẵn sàng ứng cứu, bảo vệ tài sản, tính mạng Nhân dân.

Sẵn sàng ứng cứu
“Mềm hóa” để “ngấm” Luật Biên phòng Việt Nam vào cuộc sống

Luật Biên phòng Việt Nam được ban hành, như “chìa khóa” mang tính cấp thiết, “mở khóa” những quy định chưa sát với thực tiễn công tác của Bộ đội Biên phòng (BĐBP), tạo cơ sở và hành lang pháp lý để BĐBP có căn cứ phát huy vai trò nòng cốt, chuyên trách, thực hiện hiệu quả nhất nhiệm vụ xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới vững chắc trong tình hình mới.

“Mềm hóa” để “ngấm” Luật Biên phòng Việt Nam vào cuộc sống
“Nhốt quyền lực trong lồng cơ chế” của thực thi pháp luật

Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định 132-QĐ/TW (QĐ 132) “Về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án”. Nội dung này được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần chỉ đạo: “Phải nhốt quyền lực trong lồng cơ chế”.

“Nhốt quyền lực trong lồng cơ chế” của thực thi pháp luật
Return to top