ClockThứ Ba, 05/04/2016 14:34

Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu về Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam

Lễ khai mạc triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - những bằng chứng lịch sử và pháp lý" đã diễn ra sáng 5/4, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Bạc Liêu dưới sự phối hợp tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông và tỉnh.

Triển lãm trưng bày nhiều tư liệu, văn bản, hiện vật, ấn phẩm và 100 bản đồ được tập hợp từ nhiều nguồn tư liệu đã được công bố từ trước đến nay của các nhà nghiên cứu, học giả trong nước và quốc tế. Trong đó, đáng lưu ý là 4 cuốn atlas (bản đồ) do nhà Thanh và Trung Hoa dân quốc xuất bản gồm: Trung Hoa địa đồ, xuất bản năm 1908; Trung Quốc toàn đồ, xuất bản năm 1917; Trung Hoa bưu chính dư đồ, xuất bản năm 1919 và Trung Hoa bưu chính dư đồ, xuất bản năm 1933.

Các bản đồ đều thiết lập chi tiết ở từng tỉnh, thể hiện rõ con đường vận chuyển thư từ, công văn trong các tỉnh, thành phố của Trung Quốc; nơi nào không thuộc lãnh thổ của Trung Quốc sẽ không được thể hiện trong các bản đồ. Trong các bản đồ này, cương giới cực nam của Trung Quốc chỉ giới hạn đến đảo Hải Nam mà không hề nhắc đến Hoàng Sa, Trường Sa. Hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa hoàn toàn nằm ngoài cái gọi là "chủ quyền lịch sử" của Trung Quốc như họ vẫn tuyên bố...

Bản đồ và tư liệu trưng bày tại triển lãm là một bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý chứng minh chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trên Biển Đông. Các tư liệu cho thấy các Nhà nước Việt Nam từ thời phong kiến đến thời kỳ xã hội chủ nghĩa hiện nay đã khai phá, xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền quốc gia đối với 2 quần đảo này.

Đó là một quá trình diễn ra liên tục, lâu dài, được ghi nhận trong nhiều nguồn sử liệu của Việt Nam và các nước, đặc biệt là những tư liệu được soạn vẽ, xuất bản từ thế kỷ XVI đến nay ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.

Triển lãm là hoạt động thông tin, truyền thông quan trọng, góp phần nâng cao nhận thức, tinh thần đoàn kết và trách nhiệm của nhân dân trong nước, đặc biệt là đối với tầng lớp thanh niên trong việc bảo vệ và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thông qua các tư liệu lịch sử và pháp lý đã được công bố.

Triển lãm diễn ra đến hết ngày 9/4.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trên sóng Trường Sa

Đầu sóng gian nan, có những thẳm sâu yêu thương, nghĩa tình, trách nhiệm, làm nên một thành trì Trường Sa vững chãi, để những đoàn thuyền ngày đêm bám biển yên vui làm ăn, phát triển kinh tế. Và đất liền ấm êm những mái nhà…

Trên sóng Trường Sa
Kiên cường chiến sĩ Trường Sa

Nơi đầu sóng, có biết bao chiến sĩ hải quân đang hi sinh hạnh phúc riêng tư, kiên cường cầm chắc tay súng, để quần đảo Trường Sa là điểm tựa vững chãi cho Tổ quốc.

Kiên cường chiến sĩ Trường Sa
Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam
Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30/4/1975 của Việt Nam

Ngày 30/4/1975, ngày Việt Nam hoàn toàn thống nhất là một sự kiện vô cùng trọng đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam và lịch sử thế giới, điều phối viên Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Quan hệ quốc tế Đại học quốc gia La Plata, Argentina, ông Ezequiel Ramoneda khẳng định.

Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30 4 1975 của Việt Nam
Hành trình đến với Trường Sa

Trong những ngày đầu tháng tư lịch sử, tôi vinh dự được cùng Đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế gồm 25 thành viên do ông Nguyễn Nam Tiến - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh làm Trưởng đoàn tham gia Đoàn công tác số 5 đi thăm quần đảo Trường Sa theo Kế hoạch của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam từ ngày 3/4 đến 11/4/2024.

Hành trình đến với Trường Sa
Return to top