ClockThứ Bảy, 10/06/2023 06:35

Còn hỏi, còn trả lời thì doanh nghiệp còn… đợi

TTH - Nền hành chính của chúng ta được “định giá” chi phí tuân thủ pháp luật còn “đắt đỏ” nên Thủ tướng yêu cầu phải giảm. Về thủ tục thì giảm 20%, tức là 10 thủ tục (chẳng hạn) ít nhất phải giảm 2. Về chi phí, hay nói trắng ra là tiền, phải giảm 2 đồng trong 10 đồng, tức là còn 8 đồng thôi.

Phát động hội thi trực tuyến cải cách hành chính năm 2023Khởi động hội thi trực tuyến cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025Cải thiện các chỉ số

leftcenterrightdel
 Giao dịch hành chính tại Trung tâm Hành chính công tỉnh

Chi phí thủ tục hành chính, lãi suất ngân hàng cao, hoạt động trong điều kiện nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, đơn hàng giảm mạnh… có thể ví, gánh nặng mà doanh nghiệp (DN) phải mang như “một cổ nhiều tròng”. Có phải sức trì kéo nặng này nên DN thành lập mới cũng nhiều, mà rút khỏi thị trường cũng nhiều. Con số ước tính mỗi tháng có gần 19.900 DN thành lập mới, nhưng cũng đồng thời với đó là 19.200 DN ngừng hoạt động. Bức tranh nêu trên của DN trong thời buổi hiện nay cho thấy điều gì? Ít nhất là tính mong manh của DN!? Ra đời đấy nhưng chưa biết sức tồn tại là như thế nào.

Tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ pháp luật cũng là một cách hỗ trợ cho hoạt động DN. Chúng ta hình dung gần 20.000 DN mỗi tháng được thành lập mới, cộng tất tần tật (không chỉ là tiền bạc mà còn cả công sức, thời gian…) có lẽ không phải là con số nhỏ. Trong một bộ tiêu chí khảo sát mang tính toàn quốc, cái được gọi là “chi phí gia nhập thị trường”, bao giờ DN cũng kêu, tức là vừa cao vừa phức tạp. Trong tình trạng đấy, nếu giảm được con số ước lượng là 20% tính cả về số lượng và chi phí thì quý giá biết chừng nào!

Thực thi pháp luật là người dân, tổ chức, DN. Những quy định được ban hành là để quản lý các hoạt động xã hội và kinh tế. Nhưng hệ thống quy định này còn nhiều vấn đề chưa hợp lý. Có thể nó chồng chéo, phức tạp; có thể những quy định không còn phù hợp với thực tế làm cản trở các hoạt động; và cũng có thể khi quy định nó đã đi quá giới hạn của sự cần thiết…

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, năm 2022, riêng TP. Hồ Chí Minh hỏi bộ đến 584 văn bản. Bộ trả lời đến 604 văn bản. Bộ trưởng cho biết thêm, nội dung hỏi đều thuộc thẩm quyền thành phố. Nhìn từ phía Trung ương thì nó phần nào thể hiện sự đùn đẩy, né tránh, “đá quả bóng trách nhiệm lên cấp trên”. Nhưng địa phương thì không nghĩ vậy, chính Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh đã phản hồi điều này như sau: Qua nghiên cứu thì thành phố thấy có 4 nhóm: Nhóm 1 là các vấn đề thực tiễn của TP. Hồ Chí Minh phát sinh mà quy định pháp luật chưa có; nhóm 2 là những vấn đề đã có quy định nhưng luật này khác, luật kia khác; nhóm thứ 3 là đã có quy định rồi nhưng cách hiểu còn khác nhau nên phải hỏi. Và nhóm thứ 4 là những vấn đề rõ rồi, nhưng do các cán bộ nghiên cứu thấy chưa chắc chắn nên hỏi.

Qua một ví dụ nêu trên cho thấy sự phức tạp của các vấn đề hành chính. Một bên hỏi, một bên trả lời là để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý của mình. Nhưng cuối cùng người đợi là ai? Chính là DN. Tất cả những thứ này đều ảnh hưởng đến chi phí của DN. Nhẹ thì ảnh hưởng đến tiền bạc, thời gian, nặng… là đánh mất cơ hội kinh doanh.

Cuộc sống luôn vận động và luôn phát sinh những vấn đề mới. Cho nên không phải chỉ giải quyết được giai đoạn này là xong. Nghĩa là 10 thủ tục giảm được 2 thủ tục; 10 đồng chi phí thì giảm được 2 đồng chi phí là rồi, mà chúng ta phải chuẩn bị một tinh thần cải cách quyết liệt, nhanh, dứt khoát. Những vấn đề trì trệ không để lặp lại; những vấn đề mới phát sinh giải quyết nhanh, gọn, đáp ứng yêu cầu ngành càng nhanh, càng cao của cuộc sống. Cần nhìn nhận lại cách ban hành quy định mang tính pháp luật để cải cách, đừng để tình trạng như ông Phan Văn Mãi phản ánh: “Những vấn đề đã có quy định nhưng luật này khác, luật kia khác; đã có quy định rồi nhưng cách hiểu còn khác nhau nên phải hỏi”.

Cứ còn hỏi, còn trả lời thì… DN còn đợi.

Bài: Nguyên Lê - Ảnh: Bảo Phước
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thừa Thiên Huế luôn đồng hành cùng doanh nghiệp FDI

Thừa Thiên Huế luôn đồng hành cùng doanh nghiệp FDI là chia sẻ của ông Phan Quý Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại chương trình gặp gỡ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 do Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Câu lạc bộ FDI tổ chức tối 12/12.

Thừa Thiên Huế luôn đồng hành cùng doanh nghiệp FDI
Từ 1/1/2025: Doanh nghiệp cần cập nhật thông tin đăng ký kinh doanh

Doanh nghiệp (DN) sẽ không tốn bất kỳ khoản phí và lệ phí nào liên quan thủ tục cập nhật thông tin địa giới hành chính của DN. Đó là khẳng định của bà Nguyễn Thị My My, Phó Trưởng phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư với Báo Thừa Thiên Huế. Bà My cho biết thêm:

Từ 1 1 2025 Doanh nghiệp cần cập nhật thông tin đăng ký kinh doanh
Return to top