ClockThứ Hai, 29/05/2017 14:11

Đại biểu Quốc hội đề xuất bán đấu giá biển số xe đẹp

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Cảnh cho rằng, nếu định giá thì tổng số tiền thu được cho mỗi series 99.999 số là khoảng 1.639 tỷ đồng.

Tại phiên thảo luận về Luật quản lý tài sản công, sáng 29/5, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) cho biết, Báo cáo giải trình tiếp thu, chính lý của Ủy ban thường vụ Quốc hội đã tiếp thu ý kiến các đại biểu đề nghị quy định biển số xe đẹp là tài sản công, đã chỉ đạo Cơ quan thẩm tra và Cơ quan soạn thảo bổ sung "kho số khác phục vụ quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật" vào khoản 6 Điều 4 của Dự thảo luật.

Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh nhấn mạnh, không chỉ biển số xe đẹp là tài sản công mà tất cả các biển số xe đều là tài sản công, không phân biệt đẹp hay không đẹp. Việc giải thích đẹp hay không đẹp sẽ để sau này dựa vào nhu cầu của xã hội mà các văn bản dưới luật sẽ quy định. Theo ông, vì là tài sản công, nên biển số xe được xem là đẹp phải là biển số xe được số đông đồng ý khi chúng ta thực hiện việc khảo sát; từng nhóm số đẹp sẽ được phân ra để đấu giá hoặc định giá tùy thuộc vào hiệu quả đem lại cho ngân sách và tính khả thi trong thực hiện.

Còn các số được cấp theo yêu cầu của Chủ phương tiện không thuộc nhóm số đẹp sẽ được quy định chung một mức giá cụ thể, ví dụ 20 triệu cho 1 số theo yêu cầu, đối với các số còn lại bấm ngẫu nhiên sẽ thực hiện như hiện nay là không thu tiền.

Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh

Khoản 22, Điều 8 của Luật giao thông đường bộ quy định cấm mua, bán biển số xe trong khi Dự thảo luật này không quy định rõ biển số xe được mua, bán. Vì vậy, đại biểu đề nghị Bộ trưởng xác nhận rõ hơn là nếu Ủy ban thường vụ Quốc hội, Cơ quan thẩm tra, Cơ quan soạn thảo đã đồng ý biển số xe được phép đấu giá, định giá bán cho Chủ phương tiện và đã quy định như trong Dự thảo luật thì khi Quốc hội thông qua nội dung này sẽ bãi bỏ việc cấm mua, bán biển số xe tại Khoản 22, Điều 28 của Luật giao thông đường bộ, có nghĩa là biển số xe là tài sản công, đủ căn cứ để sau này các văn bản dưới luật quy định việc triển khai đấu giá biển số xe, trừ biển số xe công.

Với trách nhiệm là 1 trong những đại biểu đề xuất, đồng ý tại Hội trường về đấu giá, định giá biển số xe, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh cho biết cũng đã tham khảo, trao đổi, quan sát các biển số xe thuộc nhiều đối tượng để tổng hợp thực tiễn, bên cạnh đó cũng có cảm nhận chủ quan của đại biểu và liệt kê cụ thể trong mỗi series số, ví dụ từ 30A 000.01 đến 30A 999.99 có 99.999 số sẽ có 12,186 số đẹp, dự đoán có khoảng 61.500 chủ phương tiện yêu cầu số theo ngày sinh, ngày cưới, số đặc biệt đối với cá nhân họ.

“Tổng số tiền thu được cho mỗi series 99.999 số là khoảng 1.639 tỷ đồng. Với số lượng xe ôtô bán ra năm 2016 là hơn 300.000 xe, trừ đi số lượng xe công, thì nếu thực hiện đấu giá, định giá thì trong năm 2016 chúng ta đã có thể thu được gần 5.000 tỷ đồng. Nếu triển khai tương tự cho xe 2 bánh thì cũng thu số tiền không kém” – ông Cảnh phân tích và cho biết bảng tổng hợp số xe đẹp và cách tính số tiền thu được ông gửi đến cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra.

Đại biểu đề nghị khi Quốc hội thông qua Dự thảo Luật có nội dung "kho số khác phục vụ quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật" trong khoản 6 Điều 4, thì các cơ quan liên quan sớm triển khai thực hiện việc đấu giá biển số để đáp ứng nhu cầu của xã hội và tăng ngân sách cho các địa phương.

Trước ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh, đại biểu Bùi Việt Phương (đoàn Ninh Bình) đặt vấn đề: con số hàng nghìn tỷ nêu trên là nếu thu tiền với toàn bộ biển số, trong khi ở đây chỉ đề cập đến biển số đẹp và số này người cần không phải là nhiều, thường có xe giá trị lớn.

“Người dân muốn biển số đẹp nhưng được thì quý mà không thì cũng không sao. Nói số liệu mấy nghìn tỷ như vậy thì người dân suy nghĩ. Liên quan đến quy định của Hiến pháp, nếu đấu giá tôi mua được biển số đó là tài sản của tôi thì tôi có quyền đem bán biển số này thì khi đó quản lý ra sao? Đề nghị cân nhắc vì tâm lý cần số đẹp là có, nhưng số đó là ít” – ông Phương nêu quan điểm.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thảo luận Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi):
Phân cấp, phân quyền tạo ra hiệu quả cao trong trùng tu di sản

Tại phiên thảo luận tại hội trường về Dự thảo Luật Di sản văn hoá (sửa đổi) chiều 23/10, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Nguyễn Thị Sửu đã dẫn chứng về công tác bảo tồn, trùng tu di sản Huế để góp ý cho dự thảo.

Phân cấp, phân quyền tạo ra hiệu quả cao trong trùng tu di sản
Nỗi lòng đã được lắng nghe

Sau nhiều năm không có phụ cấp, Bộ Y tế xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ trong việc hỗ trợ hàng tháng đối với nhân viên y tế (NVYT) thôn bản tại các tổ dân phố. Điều này thể hiện sự quan tâm của ngành Y tế, góp phần bảo đảm tính công bằng trong chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an sinh xã hội.

Nỗi lòng đã được lắng nghe

TIN MỚI

Return to top