ClockThứ Sáu, 13/09/2019 06:08

Hướng đến nhóm 10 địa phương dẫn đầu về cải cách hành chính

TTH - Những năm gần đây, công tác cải cách hành chính (CCHC) trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, thể hiện qua việc chỉ số PAR Index tăng dần.

Thúc đẩy cải cách hành chính tại Thừa Thiên HuếThực hiện quy chế dân chủ gắn với cải cách hành chính

Năm 2015, lần đầu tiên Thừa Thiên Huế xếp vào nhóm 5 tỉnh, thành dẫn đầu trong cả nước (vị thứ 4/63 đơn vị). Đặc biệt, sau khi Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 20/7/2016 về đẩy mạnh CCHC, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, công tác CCHC của tỉnh đã đạt được nhiều kết quả nổi bật.

Cải cách hành chính tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế (trong ảnh: Lao động làm việc tại Chi nhánh Công ty TNHH Giã Trân Huế). Ảnh: Minh Nguyên 

Tích cực triển khai

Trên cơ sở Nghị quyết 02 của Tỉnh ủy, trong 3 năm qua, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo, triển khai cụ thể hóa nghị quyết.

Hàng năm, UBND tỉnh ban hành kế hoạch kiểm tra công tác CCHC, kiểm soát TTHC. Từ năm 2016 đến 2018 đã tổ chức kiểm tra 134 lượt đơn vị. Công tác kiểm tra CCHC còn được kết hợp với thanh tra công tác nội vụ, kiểm soát TTHC và kiểm tra tình hình thực hiện Chỉ thị số 32/CT-UBND ngày 22/12/2016 của UBND tỉnh về việc đẩy mạnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trên địa bàn tỉnh nhằm chấn chỉnh lề lối làm việc, nâng cao ý thức trách nhiệm trong thi hành công vụ của cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC).

Từ năm 2015, UBND tỉnh tiến hành đánh giá, xếp loại công tác CCHC của tỉnh. Từ năm 2017, thực hiện chấm điểm thông qua phần mềm; tổ chức đánh giá vào cuối năm để gắn kết quả đánh giá, xếp loại CCHC với công tác thi đua, khen thưởng hàng năm. Năm 2018, đã tổ chức đánh giá và công bố chỉ số năng lực cạnh tranh các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Việc đánh giá, xếp loại chất lượng hoạt động, các chỉ số tác động của các sở, UBND cấp huyện, đơn vị sự nghiệp và của CBCCVC được thực hiện thường xuyên, liên tục và được tổng kết vào cuối năm. Thông qua đánh giá, giúp các sở, UBND cấp huyện, đơn vị sự nghiệp phát huy những mặt ưu điểm, tích cực, khắc phục những mặt còn hạn chế, yếu kém. Kết quả xếp loại, đánh giá là căn cứ để bình xét thi đua, khen thưởng trong các cụm, khối thi đua và đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm đối với người đứng đầu từng cơ quan, đơn vị, địa phương.

Chuyển biến

Thực hiện các đề án của UBND tỉnh, đầu năm 2018, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và Trung tâm Hành chính công 9 huyện, thị xã, thành phố đã khai trương và đưa vào hoạt động ổn định. Đến nay, toàn tỉnh có 2.114/2.132 TTHC (tỷ lệ 99,16%) được đưa vào thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông. Có 88 Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp xã đã khai trương và đi vào hoạt động hiệu quả.

Công tác cải cách tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập được chú trọng. Trong 3 năm qua, UBND tỉnh đã rà soát, sửa đổi, bổ sung, quy định lại chức năng, nhiệm vụ của 14 cơ quan, đơn vị hành chính; thành lập mới Sở Du lịch; kiện toàn các ban quản lý dự án chuyên ngành cấp tỉnh và giải thể 9 Ban Đầu tư và Xây dựng các huyện, thị xã, thành phố. Năm 2018, UBND tỉnh phê duyệt phương án sắp xếp tổ chức bộ máy bên trong của Sở Tài chính, Văn phòng UBND tỉnh, Sở Nội vụ và 2 ban trực thuộc Sở Nội vụ, qua đó giảm được 5 đơn vị cấp phòng thuộc sở và 2 đơn vị cấp phòng thuộc ban. Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, đã tiến hành sắp xếp, hợp nhất, sáp nhập đảm bảo tinh gọn bộ máy và ngày càng hoạt động hiệu quả, nâng cao chất lượng dịch vụ công. Toàn tỉnh hiện có 717 đơn vị sự nghiệp công lập, giảm 63 đơn vị so với đầu năm 2016 (tỷ lệ 8,07%). Sau 3 đợt sắp xếp, sáp nhập các thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh, kết quả đã giảm 243 thôn, tổ dân phố.

Đã rà soát, quy định chặt chẽ về biên chế, số lượng CBCCVC và quy định số lượng cấp phó đối với các cơ quan hành chính. Việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng và đánh giá CBCCVC được thực hiện có nề nếp, đảm bảo dân chủ, công khai và phát huy được tính chủ động của các cơ quan, đơn vị.

Việc thực hiện phân cấp quản lý ngân sách và công khai các nguồn thu, các khoản chi luôn được thực hiện nghiêm túc. Tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, minh bạch về tài chính tại các cơ quan, đơn vị ngày càng được nâng lên, đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình kiểm tra, giám sát, góp phần hạn chế các vi phạm về chế độ quản lý tài chính và sử dụng có hiệu quả nguồn ngân sách của Nhà nước. Tiếp tục nghiên cứu, rà soát, bãi bỏ hoặc kiến nghị bãi bỏ các loại phí, lệ phí và các khoản huy động đóng góp trong nhân dân không còn phù hợp.

Hiện nay, 100% các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và UBND cấp xã đã có trang thông tin điện tử. Hệ thống trang thông tin điện tử đã liên thông và cung cấp thông tin thống nhất trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh. Thừa Thiên Huế là tỉnh đầu tiên có 152/152 xã thực hiện cập nhật, tiếp nhận và theo dõi giải quyết hồ sơ TTHC trên phần mềm liên thông 3 cấp tỉnh - huyện - xã...

Trong thời gian đến, Thừa Thiên Huế sẽ tiếp tục xây dựng và đổi mới mô hình thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông theo hướng hiện đại, nề nếp, chuyên nghiệp nhằm giải quyết thủ tục cho tổ chức, cá nhân nhanh chóng, thuận tiện, góp phần trong việc nâng cao hiệu quả công tác CCHC trên địa bàn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà, củng cố chính quyền cơ sở, phục vụ Nhân dân, hướng đến mục tiêu chung của toàn tỉnh là nằm trong nhóm 10 địa phương dẫn đầu cả nước về thực hiện CCHC

Phan Thị Hồng Loan

(Phó Giám đốc Sở Nội vụ)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phần thưởng xứng đáng

Từ 100 con gà giống được chính quyền địa phương hỗ trợ, đến nay ông Nguyễn Vĩnh Tường (thôn Hà Trữ Thượng, xã Phú Gia, Phú Vang) đã phát triển thành trang trại nuôi gà thả vườn với số lượng đàn dao động từ 3.000 – 5.000 con, doanh thu mỗi năm lên đến vài trăm triệu đồng.

Phần thưởng xứng đáng
Hướng đến doanh nghiệp không khói thuốc

Không chỉ là một khẩu hiệu, phong trào "Doanh nghiệp nói không với thuốc lá" đang trở thành cam kết của nhiều doanh nghiệp (DN), góp phần cùng cộng đồng bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng sống.

Hướng đến doanh nghiệp không khói thuốc
Hướng đến nền y tế hiện đại, tăng sự hài lòng của người dân

Trong xu thế đẩy mạnh chuyển đổi số, Sở Y tế đầu tư xây dựng Trung tâm Điều hành y tế thông minh (YTTM) nhằm phục vụ cho việc hoạch định chính sách, quản lý điều hành, phòng, chống dịch bệnh, giúp người dân nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng. PGS.TS. Trần Kiêm Hảo, Giám đốc Sở Y tế đã trao đổi với Báo Thừa Thiên Huế về vấn đề này.

Hướng đến nền y tế hiện đại, tăng sự hài lòng của người dân
Khởi nghiệp từ nông sản địa phương

Tự tin, năng động và sáng tạo, cô gái 9X Trần Thị Ngọ để lại dấu ấn tích cực với các sản phẩm khởi nghiệp, góp phần thúc đẩy nông sản địa phương và mở ra con đường khởi nghiệp bền vững cho phụ nữ nông thôn.

Khởi nghiệp từ nông sản địa phương
Return to top