ClockThứ Sáu, 17/08/2018 16:20

Không áp từ trên xuống thì không ai muốn cải cách

TTH.VN - “Nếu chúng ta không đồng bộ, không áp từ trên xuống thì không ai muốn cải cách, vì cán bộ thực thi thủ tục không muốn rời bỏ quyền lợi”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng nhấn mạnh khi công bố Báo cáo về chi phí tuân thủ thủ tục hành chính - xây dựng theo chỉ đạo của Thủ tướng và được Thủ tướng đánh giá rất cao.

Thúc đẩy cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEANCải cách hành chính bằng chính quyền thông minh thông qua Zalo

Dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, đại sứ quán, các tổ chức trong và ngoài nước cùng các thành viên Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng trả lời câu hỏi của phóng viên tại buổi lễ công bố

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Chủ tịch Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính nhấn mạnh, cải cách thủ tục hành chính nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và xây dựng nền hành chính kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động, phục vụ người dân và doanh nghiệp là những trọng tâm ưu tiên của Chính phủ từ nhiều năm qua. Với vai trò là tổ chức tư vấn của Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính đã và đang tích cực nghiên cứu, đề xuất các sáng kiến cải cách về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân; đánh giá việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính tại các bộ, ngành, địa phương. Năm 2018, một trong những kết quả tích cực của Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính là xây dựng và hoàn chỉnh Báo cáo đánh giá chi phí tuân thủ thủ tục hành chính (Báo cáo APCI 2018) với những phân tích đầy đủ các khía cạnh “chi phí” của việc thực hiện chuỗi những thủ tục hành chính trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh (doing business) của doanh nghiệp, gồm: (1) khởi sự doanh nghiệp/đăng ký kinh doanh; (2) giấy phép, chứng chỉ hành nghề, điều kiện kinh doanh; (3) đầu tư; (4) đất đai; (5) xây dựng; (6) môi trường; (7) thuế; (8) hải quan.

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm, Báo cáo APCI 2018 là sản phẩm của quá trình nghiên cứu, khảo sát kỹ lưỡng, phân tích chuyên sâu của nhóm chuyên gia kết hợp với sự tham gia tích cực của các thành viên trong Hội đồng. Kết quả APCI 2018 là những dữ liệu thực tế, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để làm cơ sở phục vụ việc đánh giá tính hiệu quả của các nỗ lực cải cách theo từng nhóm thủ tục hành chính và theo vùng miền, địa phương trong các năm tiếp theo; giúp cho các cơ quan nhà nước ở Trung ương tiếp tục thực hiện các phương án kiểm soát thủ tục hành chính, cắt giảm gánh nặng chi phí tuân thủ phù hợp tại các văn bản quy phạm pháp luật cũng như các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý; đề xuất những ưu tiên cải cách cho các vùng, địa phương phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế ở từng địa phương và vùng kinh tế trọng điểm.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm nêu rõ, thông qua những kết quả khách quan được phản ánh bởi APCI 2018, Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính có những đề xuất, khuyến nghị với các Bộ, ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp những vấn đề cụ thể như:

Một là, những nỗ lực cải cách thủ tục hành chính cần phải được tiếp tục duy trì và đẩy mạnh nhằm xây dựng được môi trường kinh doanh thuận lợi, không chỉ phấn đấu đứng đầu trong nhóm các nước ASEAN, mà còn vươn lên tiêu chí của các nước nhóm OECD.

Hai là, những đánh giá tích cực của cộng đồng doanh nghiệp trong việc triển khai Chính phủ điện tử thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin trong cung cấp dịch vụ hành chính công cho thấy sự cần thiết phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính gắn kết chặt chẽ với ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động phục vụ doanh nghiệp, tăng tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và giảm thiểu nhũng nhiễu, tiêu cực.

Ba, Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ thủ tục hành chính năm 2018 là kết quả đo lường dựa trên trải nghiệm của doanh nghiệp đối với tính hợp lý của quy định pháp luật, thực tiễn thi hành và chất lượng thực thi thủ tục hành chính. APCI 2018 bổ sung cho các chỉ số hiện có đánh giá về môi trường kinh doanh, quản trị hành chính công của Việt Nam và là dữ liệu cơ sở ban đầu cho việc đánh giá hiệu quả của các nỗ lực cải cách theo từng nhóm thủ tục hành chính và theo vùng miền, địa phương trong các năm tiếp theo. Dựa vào kết quả của Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ thủ tục hành chính của những năm tiếp sau, Chính phủ sẽ có thêm một công cụ được lượng hóa để so sánh nỗ lực cải cách của từng bộ, ngành, địa phương và từ đó tạo động lực và cạnh tranh trong cải cách.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm cho biết, đây là năm đầu tiên công bố Báo cáo Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ thủ tục hành chính. Trong các năm tới, Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sẽ thực hiện so sánh mức độ cải cách mà các bộ ngành, địa phương đã thực hiện trong năm trước, nhằm giúp các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương xem xét, đo lường được mức độ cải cách của ngành, lĩnh vực, địa phương mình và xác định được những vấn đề cần tiếp tục cải cách cho những năm tiếp theo. Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ thủ tục hành chính năm sau cũng sẽ tạo động lực giữa các địa phương trong việc cải cách thủ tục hành chính theo yêu cầu của Chính phủ. 

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở cửa thương mại toàn cầu để nuôi sống thế giới

Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala cho biết, tình trạng đói nghèo toàn cầu sẽ gia tăng nếu thế giới không nỗ lực duy trì một hệ thống thương mại ổn định và cởi mở.

Mở cửa thương mại toàn cầu để nuôi sống thế giới
Thúc đẩy phát triển và khả năng phục hồi toàn cầu

Báo cáo thường niên năm 2024 của Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố đã tóm tắt một năm hành động quyết liệt nhằm giải quyết những thách thức trong quá trình phát triển của thế giới. Báo cáo nêu bật những bước tiến đáng kể trong xóa đói giảm nghèo, hành động vì khí hậu, giáo dục và quan hệ đối tác toàn cầu.

Thúc đẩy phát triển và khả năng phục hồi toàn cầu
Các bộ trưởng G20 họp bàn về cải cách quản trị toàn cầu

Hãng tin Xinhua Net ngày 26/9 cập nhật, các bộ trưởng ngoại giao của Nhóm G20 vừa họp tại trụ sở Liên hợp quốc trong một phiên họp bên lề Phiên thảo luận chung của Kỳ họp Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79, trong đó các đại biểu tập trung vào chủ đề “Xây dựng một thế giới công bằng và một hành tinh bền vững”.

Các bộ trưởng G20 họp bàn về cải cách quản trị toàn cầu
Lan tỏa hội thi cải cách hành chính

Hội thi trực tuyến tìm hiểu công tác cải cách hành chính (CCHC) giai đoạn 2021 – 2025 của tỉnh đang ngày được lan tỏa, tạo điểm nhấn, thúc đẩy phong trào thi đua thực hiện tốt công tác CCHC, góp phần xây dựng nền hành chính công chuyên nghiệp, hiện đại.

Lan tỏa hội thi cải cách hành chính
Return to top