ClockThứ Bảy, 10/04/2021 19:28

"Nói dân hiểu, hiểu dân nói"

TTH.VN - Đó là phát biểu chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh - Phan Ngọc Thọ đối với công chức tư pháp-hộ tịch toàn tỉnh trong buổi gặp mặt diễn ra chiều 10/4.

Thay đổi tư duy là giải pháp sống còn của doanh nghiệpNâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ quan tư phápCần sự chuyển động đồng bộ

Chủ tịch UBND tỉnh - Phan Ngọc Thọ phát biểu tại buổi gặp mặt

Bà Phan Thùy Dương, Phó Giám đốc Sở Tư pháp cho biết, trên địa bàn tỉnh có 274 công chức tư pháp-hộ tịch; trong đó có 9 thạc sĩ Luật, 250 đại học Luật, 3 đại học Hành chính, 8 trung cấp Luật và 3 trung cấp khác. Hiện nay có 117 xã bố trí 2 công chức tư pháp-hộ tịch, 28 xã, phường, thị trấn do thiếu biên chế nên chỉ bố trí được 1 người ở vị trí này.

Bà Dương cho rằng, năm 2020, số lượng hồ sơ TTHC do công chức tư pháp-hộ tịch tại UBND các xã, phường, thị trấn tiếp nhận và giải quyết 161.436 hồ sơ, chiếm tỷ lệ 84,7% so với tổng số hồ sơ TTHC đã tiếp nhận tại Bộ phận tiếp nhận & trả kết quả UBND cấp xã trên toàn tỉnh (là 190.450). Điều này cho thấy khối lượng công việc rất lớn, yêu cầu các công chức tư pháp-hộ tịch phải tham mưu thực hiện.

Bên cạnh đó, công chức tư pháp-hộ tịch còn tham gia giải quyết nhiều vấn đề như: Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, công tác trợ giúp pháp lý, tham mưu giúp UBND trả lời đơn thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân, phối hợp với các công chức cấp xã khác xử phạt hành chính về trật tự xây dựng, trật tự đô thị, đất đai, vệ sinh môi trường, văn hóa thông tin... Vì vậy, với cơ sở vật chất, nhân lực còn thiếu, ảnh hưởng rất lớn đến công việc của công chức tư pháp-hộ tịch cũng như các địa phương.

Chủ tịch UBND tỉnh - Phan Ngọc Thọ biểu dương lực lượng công chức tư pháp-hộ tịch đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian qua. Một số ít công chức tư pháp – hộ tịch qua phản ánh vẫn còn tình trạng nhũng nhiễu trong thi hành công vụ; việc tham mưu cho UBND cấp xã ban hành văn bản để cụ thể hóa nội dung được văn bản cấp trên giao đôi khi còn chậm; công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chưa chú trọng đúng mức giáo dục ý thức tuân thủ và chấp hành pháp luật cũng như trách nhiệm tự học tập tìm hiểu pháp luật của mỗi người dân...

Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen cho 20 công chức tư pháp-hộ tịch có thành tích xuất sắc

Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, công chức tư pháp phải gần dân, nói cho dân hiểu và hiểu dân nói. Qua đó, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao phó. Ngoài tập trung quán triệt và triển khai các kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư liên quan đến các lĩnh vực công tác của ngành tư pháp, nhất là các văn bản pháp luật mới được ban hành và pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, thì việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 83/NQ-CP của Chính phủ về Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 phải được đẩy mạnh.

Chủ tịch Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh, cần đẩy mạnh cải cách hành chính, chú trọng giải quyết thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực tư pháp; nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai có hiệu quả Đề án chuyển đổi số, thanh toán không sử dụng tiền mặt theo phương châm 4 không (làm việc không giấy tờ - hội họp không tập trung – dịch vụ công không gặp mặt – thanh toán không dùng tiền mặt) và 1 có (dữ liệu hồ sơ có số hóa); góp phần đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng các mặt công tác, đưa các lĩnh vực công tác tư pháp thực sự đến gần, thân thiện với người dân, phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân. Nâng cao năng lực, tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ của công chức tư pháp-hộ tịch trong tham mưu giải quyết các vấn đề tư pháp tại địa phương; tập trung vào những lĩnh vực trực tiếp gắn liền với người dân, doanh nghiệp, như hộ tịch, chứng thực, bồi thường nhà nước, xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành Pháp luật... Lấy sự hài lòng của tổ chức, người dân đối với chất lượng cung cấp dịch vụ công là thước đo hiệu quả để đánh giá thi đua hàng năm.

Dịp này, UBND tỉnh tặng bằng khen cho 20 công chức tư pháp-hộ tịch đã có thành tích xuất sắc trong công tác và tặng quà lưu niệm cho 27 công chức-hộ tịch cấp phường, xã, thị trấn.

Tin, ảnh: Hải Huế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nâng cao hiệu quả kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật

Chiều 23/8, Đoàn Công tác liên ngành do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh về công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản Quy phạm pháp luật (VBQPPL) và kiểm tra tình hình thi hành pháp luật 2024.Tiếp và làm việc với đoàn có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; cùng đại diện các sở, ban, ngành và các địa phương.

Nâng cao hiệu quả kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật
Toạ đàm thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành

Sáng 23/8, Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật (QLXLVPHC&TDTHPL) - Bộ Tư pháp phối hợp Sở Tư pháp Thừa Thiên Huế tổ chức Tọa đàm “Tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”. Tham dự tọa đàm, có ông Nguyễn Quốc Hoàn, Cục trưởng Cục QLXLVPHC & TDTHPL, Bộ Tư pháp.

Toạ đàm thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành
Đẩy mạnh truyền thông, giúp người dân tiếp cận và sử dụng dịch vụ trợ giúp pháp lý

Chiều 1/7, Đoàn kiểm tra liên ngành do ông Trần Tiến Dũng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp làm trưởng đoàn có buổi làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế về công tác phối hợp trợ giúp pháp lý (TGPL) trong hoạt động tố tụng (HĐTT). Làm việc với đoàn có Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan.

Đẩy mạnh truyền thông, giúp người dân tiếp cận và sử dụng dịch vụ trợ giúp pháp lý
Return to top