ClockChủ Nhật, 04/10/2015 17:05

Cần ưu tiên xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa

TTH.VN - So với các địa phương khác, Thừa Thiên Huế có ưu thế so sánh là 2 di sản văn hóa thế giới, gồm: Quần thể di tích cố đô Huế và Nhã nhạc. 

TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế

Theo tôi, để xây dựng Huế thành một trung tâm văn hóa, du lịch của cả nước và khu vực, có 2 vấn đề chúng ta cần đặc biệt chú ý.

Thứ nhất, đầu tư cho công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phong phú của Cố đô, phải làm cho Huế trở thành một điểm sáng về lĩnh vực này tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Thứ hai, cần ưu tiên đầu tư để xây dựng một số thiết chế văn hóa phục vụ du lịch và cộng đồng - lĩnh vực Thừa Thiên Huế còn quá thiếu và yếu. Đó là hệ thống bảo tàng, nhà hát, thư viện, trung tâm điện ảnh, hệ thống phòng trưng bày... Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa có những loại hình dịch vụ cao cấp, như: một trung tâm hội nghị cấp quốc tế, quy mô lớn, hoặc nhà hàng ẩm thực đẳng cấp 5 sao về ẩm thực Huế chẳng hạn. Đây đều là những công trình cần được đầu tư để đáp ứng nhu cầu phát triển dịch vụ du lịch.

Muốn thực hiện được những điều trên, thời gian tới, chúng ta cần có giải pháp và bước đi phù hợp. Trong đó, phải quyết liệt thực hiện các quy hoạch, kế hoạch đã ban hành, trọng dụng nhân tài, huy động tốt sức dân, các nguồn vốn cùng sự ủng hộ của toàn xã hội và cộng đồng.

Đồng Văn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát động các cuộc thi về biên giới, biển đảo

Ngày 7/5, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Lễ phát động cuộc thi viết “Tìm hiểu về biên giới tỉnh Thừa Thiên Huế và truyền thống 60 năm BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế” và cuộc thi ảnh “Tự hào biên giới, biển đảo quê hương Thừa Thiên Huế” năm 2024.

Phát động các cuộc thi về biên giới, biển đảo
Hoa nở trên chiến trường xưa

Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) năm 1954, Điện Biên bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh. Từ chỗ là chiến trường đổ nát, hoang tàn, bằng nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền, quân và dân các dân tộc trong tỉnh dựng xây, phát triển, ĐBP hôm nay đang vươn mình mạnh mẽ, từng bước phấn đấu trở thành trung tâm kinh tế - xã hội (KT-XH) của khu vực Tây Bắc.

Hoa nở trên chiến trường xưa
Hải quân Nhân dân Việt Nam: 69 năm hành trình giữ biển

Ngày 7/5/1955, Bộ Quốc phòng ra Nghị định thành lập Cục Phòng thủ bờ bể, là “cơ quan giúp Bộ Tổng tư lệnh chỉ đạo các lực lượng phòng thủ bờ bể, tổ chức đào tạo cán bộ, nhân viên thủy thủ; sản xuất, sửa chữa dụng cụ, phương tiện về thủy quân; xây dựng các thủy đội để bàn giao cho các khu và liên khu làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên các vùng sông, biển”; trở thành mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Hải quân Nhân dân Việt Nam 69 năm hành trình giữ biển
Ngày 7/5/1954: Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng

17 giờ 30 phút ngày 7/5/1954, tướng De Castries (Đờ Cát) cùng toàn bộ Bộ tham mưu của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị bắt sống. Ngay trong đêm đó, quân ta tiếp tục tiến công phân khu Nam, đánh địch chạy về Thượng Lào. Đến 24 giờ, toàn bộ quân địch đã đầu hàng. Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng!

Ngày 7 5 1954 Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng
Return to top