ClockThứ Bảy, 25/07/2020 06:45
KỶ NIỆM 73 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH LIỆT SĨ (27/7/1947-27/7/2020)

Chăm lo cho người có công cách mạng

TTH - Với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Tri ân người có công”, chính quyền địa phương các cấp cùng với ngành lao động - thương binh và xã hội thường xuyên chú trọng công tác bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho các đối tượng người có công (NCC) cách mạng.

Nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 72 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ

Điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe người có công cách mạng

Mái ấm

Năm 1995, mệ Trần Thị Hằng, quê xã Phong Hiền (Phong Điền), được nhận vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại Trung tâm Điều dưỡng, chăm sóc NCC tỉnh - thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Năm nay, mệ Hằng tròn 77 tuổi. 25 năm ở trung tâm, mệ đã xem đây là ngôi nhà thân thương và xem các anh chị cán bộ, phục vụ ở trung tâm như những người thân, người con trong gia đình. Mệ Hằng chia sẻ: “Chồng hy sinh, không con cái, mệ chỉ biết nương nhờ các con, cháu, cô, chú ở trung tâm. Lúc mới vô, mệ chưa tới 37kg, nhưng nhờ được chăm sóc, nuôi dưỡng, ăn uống điều độ nên mệ mập lên, khỏe ra và lạc quan hơn rất nhiều”. Cùng chung cảnh ngộ như mệ Hằng, có 20 NCC lớn tuổi, đơn thân cũng đang được chăm sóc, nuôi dưỡng thường xuyên ở Trung tâm Điều dưỡng, chăm sóc NCC. Với họ, đây đã trở thành mái ấm đặc biệt giúp họ vơi bớt nỗi thiếu vắng chồng, con do hy sinh trong chiến tranh.

 May mắn hơn những hoàn cảnh NCC neo đơn, không nơi nương tựa phải vào trung tâm điều dưỡng, chăm sóc thường xuyên, bác Lê Đức Thanh là thương binh đang sống cùng gia đình ở xã Phú Gia, huyện Phú Vang bình quân 2 năm một lần được địa phương cho đi điều dưỡng theo chế độ. Ngoài thời gian tham gia điều dưỡng, chăm sóc bằng các liệu pháp trị liệu, ăn nghỉ tại Trung tâm Điều dưỡng, chăm sóc NCC ở đường Yết Kiêu, TP. Huế, bác Thanh và những người trong đoàn còn được đi tham quan các điểm di tích lịch sử trong trong tỉnh và đi thăm quan, nghỉ dưỡng ngoại tỉnh.

Ông Nguyễn Đức Hùng, Giám đốc Trung tâm Điều dưỡng, chăm sóc NCC cho biết, thời gian qua, trung tâm được hỗ trợ mua sắm, sửa chữa tài sản, công cụ... và đầu tư xây dựng trung tâm điều dưỡng tại Lăng Cô (Phú Lộc), nên đã đáp ứng phục vụ tốt công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và công tác điều dưỡng thường xuyên cũng như định kỳ, ngoại tỉnh cho NCC tại trung tâm. Các dịp lễ, tết và nhất là kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ hằng năm, trung tâm tổ chức các hoạt động thăm hỏi, tặng quà, tổ chức các hoạt động giao lưu, văn nghệ để tri ân NCC.

Nghĩa cử tri ân

Công tác “Đền ơn đáp nghĩa” và những chương trình, hoạt động chăm lo đối tượng NCC cách mạng luôn được các cấp, các ngành, địa phương đặc biệt quan tâm. Cho đến nay, NCC luôn được hưởng những chế độ, chính sách đầy nhân văn và nghĩa tình cao cả.

Ngoài công tác điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho NCC, phong trào xây dựng nhà tình nghĩa được các cấp, các ngành quan tâm. Nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đã hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho gia đình chính sách còn khó khăn về nhà ở. Đơn cử như trong năm 2019, Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh hỗ trợ xây dựng 3 nhà tình nghĩa với số tiền 150 triệu đồng, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 9 nhà tình nghĩa với tổng số tiền 30 triệu đồng, Công ty CP Frit Huế hỗ trợ sửa chữa 5 nhà chính sách với tổng số tiền 100 triệu đồng…

Theo đánh giá của Sở Lao động Thương binh và Xã hội, nhờ đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ xây nhà tình nghĩa, những năm gần đây, số nhà tạm thuộc các đối tượng NCC đã giảm rất nhiều. Cũng thông qua các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Xã, phường làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ, NCC” góp phần huy động các nguồn lực trong xã hội, cộng đồng cùng Nhà nước chăm sóc tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần của NCC với cách mạng; trong đó có chương trình vận động, hỗ trợ NCC về nhà ở, phấn đấu không còn hộ NCC thuộc diện hộ nghèo.

Phong trào phụng dưỡng Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng, giúp đỡ, chăm sóc thương binh nặng, bố mẹ liệt sĩ già yếu, con liệt sĩ mồ côi được duy trì và phát triển tốt. Tất cả các Mẹ Việt Nam Anh hùng còn sống đều được các cơ quan, ban, ngành nhận phụng dưỡng. Nhiều cơ sở y tế đã tổ chức các đợt khám, cấp thuốc cho NCC có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn...

Ngay trong và sau những ngày cao điểm xảy ra dịch COVID-19 và chuẩn bị lễ tri ân Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7, các gia đình chính sách, NCC đều được các tổ chức đoàn thể ở các địa phương quan tâm hỗ trợ về vật chất, động viên về tinh thần và sửa chữa, vệ sinh nhà cửa, gian thờ, vườn tược... qua lồng ghép thực hiện phong trào “Ngày Chủ nhật xanh”.

Bài, ảnh: HOÀI THƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chăm lo lưu học sinh Lào

Là trường cao đẳng duy nhất trên địa bàn tỉnh đào tạo và cấp chứng chỉ năng lực tiếng Việt cho lưu học sinh (LHS) Lào, Trường Cao đẳng Huế đã và đang thực hiện tốt nhiệm vụ vừa nâng cao chất lượng đào tạo, vừa tích cực chăm lo cho LHS.

Chăm lo lưu học sinh Lào
Sáng tạo trong chăm lo đời sống tinh thần cho công nhân

Từ các hoạt động thể thao, văn hóa đến những buổi chia sẻ cân bằng cuộc sống, công đoàn và Công ty HBI Huế đang tạo nên một môi trường làm việc năng động, gắn kết cho đoàn viên, người lao động (ĐV, NLĐ).

Sáng tạo trong chăm lo đời sống tinh thần cho công nhân
Cùng người có công vượt khó, thoát nghèo

Bên cạnh những nghĩa cử, hoạt động tri ân mà các cấp, các ngành và toàn xã hội thực hiện với những gia đình người có công (NCC) nói chung, thì với những hộ nghèo có thành viên là NCC hay những NCC có hoàn cảnh đặc biệt lại càng được quan tâm nhiều hơn.

Cùng người có công vượt khó, thoát nghèo
Chăm lo đời sống cho đoàn viên và người lao động

Từ những nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức công đoàn, các cấp công đoàn ở huyện Phú Lộc đã cụ thể hóa thành chương trình công tác, vận dụng vào tình hình thực tiễn của cơ quan, đơn vị một cách sáng tạo, phù hợp, có hiệu quả.

Chăm lo đời sống cho đoàn viên và người lao động
Return to top