ClockThứ Bảy, 10/12/2022 07:30

Chiến sĩ giao liên giữa lòng Cố đô

TTH - Như thường nhật, qua nhiều tuyến đường của TP. Huế, tôi bất ngờ và thích thú khi bắt gặp hình ảnh các chiến sĩ quân đội bon bon trên những chiếc xe đạp, ngược xuôi khắp các nẻo đường làm nhiệm vụ giao liên, quân bưu... Mấy ai hiểu được đằng sau công việc đó là những nhọc nhằn, vất vả...

250 cán bộ, chiến sĩ tham gia hiến máu tình nguyệnGiấc mơ thành hiện thực của binh nhất Đoàn Như Ý

Xe đạp là người bạn đồng hành của các đồng chí giao liên với nhiệm vụ đưa công văn, tài liệu...

Tình cờ chúng tôi gặp chiến sĩ Trần Phan Minh Thông, hiện đang công tác tại Đại đội 18 Thông tin, Phòng Tham Mưu, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đang bận rộn với việc kiểm tra phong thư để đảm bảo thông tin trong công tác. Theo quy định, các chiến sĩ nghĩa vụ tại ngũ không được đi xe gắn máy nên việc di chuyển bằng những chiếc xe đạp đặc chủng là phương án tối ưu. Đưa tay lau vội những giọt mồ hôi trên mặt, Thông chia sẻ: “Trở thành một chiến sĩ giao liên là điều mà trước khi nhập ngũ tôi chưa hề nghĩ tới. Công việc tuy có chút vất vả, nhưng tôi luôn tự hào về công việc của mình. Đối với người lính giao liên công việc không cố định, bất kể ngày mưa hay nắng, dù đêm hay ngày, ngày lễ, tết... mỗi khi có công văn hỏa tốc thì lập tức sử dụng xe đạp để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Trần Phan Minh Thông tâm sự, có những hôm mưa to gió lớn, anh đạp xe qua cầu Trường Tiền mà tưởng chừng như gió hất tung cả người và xe xuống sông. Những chiến sĩ giao liên, quân bưu sau ba tháng huấn luyện chuyên môn về với đơn vị sẽ tiếp tục rèn luyện trong môi trường thực tế. Những đồng chí được lựa chọn làm nhiệm vụ giao liên không chỉ có tác phong nhanh nhẹn, sức khỏe mà còn phải linh hoạt xử lý trong mọi tình huống.

Trong chiến tranh, những chiếc xe đạp đã từng theo bộ đội băng qua mưa bom bão đạn, địa hình hiểm trở của rừng núi, chở hàng vạn tấn lương thực, thuốc men ra chiến trường. Chiếc xe đạp đã góp phần không nhỏ làm nên những chiến thắng vang dội trong chiến tranh bảo vệ đất nước.

Giờ đây trong thời bình xe đạp vẫn là người bạn đồng hành của các đồng chí giao liên với nhiệm vụ đưa công văn, tài liệu... Với những người lính dù ở đâu, hay nhiệm vụ gì thì ai ai cũng toát lên phẩm chất cao quý của anh Bộ đội Cụ Hồ. Từng công việc nhỏ bé của họ như những cánh én làm nên mùa xuân tươi thắm.

Huế đã và đang xây dựng thành phố xanh, sạch, sáng thông qua một số hoạt động cụ thể thiết thực như: "Ngày chủ nhật xanh”, “Nói không với túi nilon và sản phẩm nhựa sử dụng một lần”... được người dân ủng hộ và được nhiều tỉnh bạn học theo.

Sau thời gian triển khai thực hiện, bộ mặt từ đô thị đến nông thôn trên toàn tỉnh ngày càng khang quang sạch đẹp, môi trường được cải thiện. Và trong đó, sử dụng xe đạp cũng là một trong những hành động đẹp, góp phần bảo vệ môi trường, giảm thiểu khí thải, giữ gìn và xây dựng Huế mãi là thành phố xanh bên dòng Hương thơ mộng.

Bài, ảnh: Lương Ngọc An

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Jazz ở Cố đô

Ra đời vào khoảng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX rồi nhanh chóng lan rộng khắp thế giới, jazz là dòng nhạc thu hút đa dạng văn hóa ở các quốc gia, khu vực và cộng đồng, trở thành nghệ thuật thịnh hành, kết nối với điện ảnh, thể thao, văn học và nhiều loại hình khác. Thế nhưng ở Việt Nam, cho đến nay cộng đồng nghe jazz vẫn rất sơ khai, thiếu vắng tụ điểm lan tỏa cho số đông công chúng. Ở Huế, jazz càng đặc biệt non trẻ về cả cộng đồng người nghe lẫn cộng đồng người chơi loại nhạc này.

Jazz ở Cố đô
Hương sắc Cố đô

Từ ngày bén duyên với công nghệ ướp hoa tươi thành hoa tươi bất tử, tình yêu hoa của chị Nguyễn Thị Thanh Lân (Phong Thu, Phong Điền) càng được chắp cánh. Ngày đêm miệt mài tìm tòi, nghiên cứu, cô gái trẻ đã sáng tạo ra những sản phẩm hoa tươi bất tử xinh xắn, độc bản từ những cánh đồng hoa.

Hương sắc Cố đô
Du hành Cố đô qua Logo

Cuối thu, khi bắt đầu làm việc trực tuyến với các lớp thiết kế đồ họa logo, tôi nhận ra một nhóm sinh viên (SV) chọn làm đề tài về Huế. Và chúng tôi cùng nhau vỡ vạc, đồng hành.

Du hành Cố đô qua Logo
Return to top