ClockThứ Năm, 05/01/2023 14:00

Chuyển đổi nghề nghiệp cho người làm nghề khai thác cát, sỏi trên sông

TTH - Giảm sâu và không ồn ào, náo nhiệt như trước, nhưng tình hình khai thác cát trên sông ở địa bàn tỉnh vẫn còn âm ỉ. Lực lượng chức năng tiếp tục bám nắm địa bàn để ngăn chặn, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Tư vấn, định hướng chuyển đổi nghề cho 35 lao động làm nghề khai thác cát, sỏiĐi tù vì khai thác cát, sỏi trái phép

Kiểm tra khu vực bãi tập kết cát của ông Nguyễn Văn V, lực lượng công an phát hiện có 41m3 cát không có hóa đơn chứng rõ, không rõ nguồn gốc

Cuối tháng 11/2022, qua bám địa bàn, Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về Môi trường Công an tỉnh phát hiện, bắt quả tang một trường hợp khai thác cát trái phép trên sông Hương.

Lợi dụng đêm khuya, ông Võ Văn Đ. đã sử dụng thuyền nhôm, máy hút để khai thác cát trái phép tại hạ nguồn sông Hương, đoạn qua xã Phú Thanh (TP. Huế). Tang vật mà lực lượng công an thu giữ được gồm 12m3 cát lòng sông, thuyền nhôm dài 15 mét có gắn máy hút, ống hút cát bằng nhựa.

Từ hành vi của ông Đ., sau đó, Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về Môi trường Công an tỉnh tiếp tục phối hợp với Công an xã Phú Thanh kiểm tra khu vực bãi tập kết cát của ông Nguyễn Văn V. tại  xã Phú Thượng (TP. Huế) phát hiện có 41m3 cát không có hóa đơn chứng rõ, không rõ nguồn gốc.

Trung tá Lê Phước Hòa, Trưởng Công an xã Phú Mậu (TP. Huế) cho biết, nhờ tăng cường lực lượng bám nắm cơ sở, thường xuyên triển khai các phương án, nên tình trạng khai thác cát trên sông Hương đoạn qua địa bàn xã giảm đáng kể. Dù vậy, cũng không chủ quan, nếu lơ là, các đối tượng sẽ tập trung lực lượng khai thác cát ngay.

Thực tế từ lực lượng chức năng cho thấy, trong các năm 2018, 2019, 2020 trên địa bàn TP. Huế nói riêng và toàn tỉnh nói chung “nóng” tình trạng khai thác cát sỏi trên sông Bồ, sông Hương. Có những lúc các đối tượng rất manh động, thường có hành vi chống trả lại lực lượng chức năng.

Thế nhưng, những năm gần đây, nhất là trong năm 2022, tình trạng khai thác cát ở các sông trên địa bàn tỉnh giảm sâu. Theo lực lượng chức năng, nguyên nhân giảm sâu là do công an các đơn vị, địa phương tăng cường tuần tra, kiểm soát, bám nắm địa bàn để xử lý triệt để tình trạng khai thác cát sỏi bừa bãi, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân sinh sống dọc các dòng sông.

Hơn nữa, mạnh tay trong xử lý các đối tượng thường xuyên khai thác cát trái phép đã được ngành chức năng cương quyết xử lý. Không ít trường hợp phải đi tù vì hành vi khai thác cát trái phép, thậm chí có doanh nghiệp bị phạt đến hàng tỷ đồng.

Bên cạnh phát hiện, xử lý nghiêm hành vi khai thác cát sỏi trái phép trên sông, ngành chức năng cũng đã đưa ra các giải pháp để tuyên truyền, chuyển hướng, tạo công ăn việc làm mới cho những người chuyên làm nghề khai thác cát sỏi trên sông.

Mới đây, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội TP. Huế phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức hội nghị tư vấn, định hướng chuyển đổi nghề cho 35 lao động làm nghề khai thác cát, sỏi trên địa bàn.

Đây là động thái quan trọng, cũng là một trong những giải pháp để ngăn chặn tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép; đồng thời, tạo sinh kế lâu dài, đảm bảo an sinh cho người dân của ngành chức năng TP. Huế. Theo đó, cấp ủy, chính quyền địa phường tùy vào tình hình thực tế để chuyển đổi nghề, tạo việc làm mới đảm bảo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho những người sống bằng nghề khai thác cát, sỏi.

Tùy theo lựa chọn của mình, 35 lao động làm nghề khai thác cát, sỏi được định hướng chuyển đổi, tham gia vào một số ngành nghề như: Làm công nhân tại các xí nghiệp, nhà máy ở các khu cụm công nghiệp đang cần tuyển dụng lao động phổ thông, hoặc kinh doanh...

Để chấm dứt tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép trên các sông ở địa bàn tỉnh, bên cạnh sự vào cuộc của các lực lượng chức năng trong công tác phòng ngừa, đấu tranh, cấp ủy, chính quyền địa phương cần tiếp tục chuyển đổi ngành nghề, tạo việc làm ổn định cho người dân làm nghề khai thác cát, sỏi trên sông.

Bài, ảnh: Anh Phong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gắn kết chặt chẽ “ba nhà” trong giáo dục nghề nghiệp

Mô hình Hội đồng giáo dục nghề nghiệp (GDNN) cấp tỉnh ra đời mới đây được kỳ vọng là “lời giải” cho bài toán tuyển sinh - tuyển dụng, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động (LĐ).

Gắn kết chặt chẽ “ba nhà” trong giáo dục nghề nghiệp
Dịch vụ tốt sẽ thúc đẩy chuyển đổi giao thông xanh

Dù là xu hướng của tương lai, song để chuyển đổi giao thông xanh không phải là điều đơn giản. Ông Cung Trọng Cường, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển Thừa Thiên Huế đã có những trao đổi về chiến lược của tỉnh trong lĩnh vực này.

Dịch vụ tốt sẽ thúc đẩy chuyển đổi giao thông xanh
Đổi mới và phát triển giáo dục nghề nghiệp

Chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế cũng như thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo, năm 2024, TP. Huế triển khai nhiều giải pháp nhằm đổi mới, phát triển giáo dục nghề nghiệp (GDNN).

Đổi mới và phát triển giáo dục nghề nghiệp
Đối thoại Chuyển đổi Năng lượng Berlin lần thứ 10:
Thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng tái tạo

Các quan chức đến từ hơn 70 quốc gia đang nhóm họp tại Đối thoại Chuyển đổi Năng lượng Berlin lần thứ 10, được tổ chức tại thủ đô Berlin của Đức từ ngày 19 - 20/3, để thảo luận về cách thức hiện thực hóa các mục tiêu của Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP28).

Thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng tái tạo
Tắt sóng 2G: Chuẩn bị phương án hỗ trợ chuyển đổi cho người dùng

Theo lộ trình của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), đến tháng 9/2024 sẽ tắt sóng 2G trên phạm vi toàn quốc, tiến tới tắt sóng 3G những năm sau đó. Để không có người dân, khách hàng nào bị bỏ lại phía sau, cơ quan chức năng cùng các nhà mạng đã chuẩn bị phương án hỗ trợ chuyển đổi cho người dùng.

Tắt sóng 2G Chuẩn bị phương án hỗ trợ chuyển đổi cho người dùng

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top