ClockThứ Bảy, 06/01/2024 08:03
ĐỀ ÁN DI DỜI DÂN CƯ KINH THÀNH HUẾ:

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành giai đoạn II

TTH - Sau 5 năm triển khai thực hiện Đề án Di dời dân cư, giải phóng mặt bằng (DDDC, GPMB) khu vực I di tích Kinh thành Huế với tổng số hộ bị ảnh hưởng giai đoạn 1 khoảng 5.000 hộ, đến nay TP. Huế đã phê duyệt bố trí tái định cư cho 2.723 lô, đồng thời tiếp tục huy động nhân lực đẩy nhanh tiến độ giai đoạn II.

Đẩy nhanh tiến độ hoàn trả mặt bằng cho di tíchTrang mới của “Giấc mơ Thượng Thành”

Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thăm người dân ở khu vực Thượng Thành. Ảnh: Tư liệu 

Chạy đua hoàn thành giai đoạn 1 (từ năm 2019 - 2023)

Ngày 10/12/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Văn bản số 1771 phê duyệt khung chính sách về bồi thường, hỗ trợ tái định cư (TĐC) thực hiện DDDC, GPMB khu vực I hệ thống di tích Kinh thành Huế thuộc quần thể di tích Cố đô Huế. Đề án được UBND tỉnh phê duyệt tại quyết định số 370 ngày 13/2/2019 và phê duyệt điều chỉnh đề án tại quyết định số 3360 ngày 30/12/2020, đồng thời giao UBND TP. Huế và các sở ban ngành triển khai thực hiện.

Theo đó, thực hiện công tác DDDC, GPMB di tích Kinh thành Huế gồm 11 khu vực, gồm: Thượng Thành, các Eo Bầu, Hộ Thành Hào và Tuyến Phòng Lộ, Trấn Bình Đài, hồ Tịnh Tâm, đàn Xã Tắc, khu vực tiếp giáp Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh (tại các tuyến đường Mang Cá, Lê Trung Đình, Lương Y, Xuân 68), Hồ Học Hải, Khâm Thiên Giám, Xiển Võ Từ, Lục Bộ tại Thượng Thư Đường Bộ Công cho khoảng 5.190 hộ dân, gồm 2.318 hộ chính, 2.872 hộ phụ (trong đó đã di dời 166 hộ dân với 79 hộ chính, 87 hộ phụ giai đoạn 2012-2018).

Theo quyết định phê duyệt, tổng mức đầu tư GPMB khoảng 2.005 tỷ đồng, trong đó bao gồm 125 tỷ đồng đã thực hiện trong giai đoạn 2012 - 2018; ngân sách Trung ương đã bố trí đủ 1.880 tỷ đồng thực hiện trong giai đoạn 2019 - 2023. Về hạ tầng phục vụ TĐC, thành phố đã thực hiện 10 dự án (DA) hạ tầng kỹ thuật khu dân cư phía Bắc Hương Sơ với tổng diện tích 82,77ha, tổng giá trị đầu tư khoảng 1.097 tỷ đồng từ nguồn ngân sách địa phương.

 Khu dân cư Bắc Hương Sơ ngày càng khang trang, hoàn thiện sau 5 năm triển khai dự án

Qua 5 năm thực hiện, đến nay các khu vực giai đoạn 1 và giai đoạn 2 tại khung chính sách đã được triển khai thực hiện trong giai đoạn 1 của DA Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống Kinh thành Huế, đây là DA cụ thể triển khai của Đề án DDDC, GPMB khu vực 1 di tích Kinh thành Huế và đã cơ bản hoàn thành công tác phê duyệt tại 11 khu vực, vượt tiến độ 2 năm so với thời gian phân kỳ thực hiện tại khung chính sách được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Trong đó, tổng số hộ bị ảnh hưởng giai đoạn 1 khoảng 5.000 hộ, tổng số nhân khẩu bị ảnh hưởng khoảng 18.437 khẩu, kinh phí đã phê duyệt đến ngày 18/12/2023 là  1.772/1.880 tỷ đồng, đạt 94,3%. Đến nay, thành phố đã phê duyệt bố trí TĐC cho 2.723 lô, trong đó đã nhận đất 2.576 lô; hơn 1.000 hộ đã xây dựng nhà ở ổn định cuộc sống. Ngoài ra, UBND tỉnh đã phê duyệt và triển khai hạng mục dọn dẹp vệ sinh và hoàn trả mặt bằng sau khi di dời với kinh phí 54 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương. Hiện, đã và đang thực hiện hạ giải, dọn dẹp mặt bằng đối với từng hộ sau khi bàn giao mặt bằng, triển khai công tác san gạt trả lại cao độ phù hợp theo hình thức cuốn chiếu.

Huy động nhân lực hoàn thành giai đoạn 2

Ngày 18/4/2023, Chính phủ ban hành thông báo số 137 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh, trong đó có nội dung đồng ý mở rộng đề án để di dời các hộ dân còn lại tại các khu vực di tích thuộc quần thể di tích Cố đô Huế và áp dụng khung chính sách về bồi thường, hỗ trợ, TĐC để thực hiện DDDC, GPMB khu vực 1 hệ thống di tích Kinh thành Huế (giai đoạn 1) để tiếp tục thực hiện hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng (giai đoạn 2).

Trên cơ sở đó, HĐND tỉnh đã có Nghị quyết số 80 ngày 21/8/2023 thông qua điều chỉnh, mở rộng phạm vi Đề án DDDC, GPMB khu vực I di tích Kinh thành Huế, trong đó thực hiện DDDC, GPMB phạm vi các di tích (19 khu vực), gồm: Hổ Quyền, Voi Ré, chùa Thiên Mụ, Văn Miếu – Võ Miếu, Đàn Nam Giao, các lăng Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Dục Đức…, điện Hòn Chén, Trấn Hải Thành, lăng Vạn Vạn, đàn Âm Hồn, Quốc Tử Giám cho khoảng 1.287 hộ dân (489 hộ chính, 798 hộ phụ).

Theo đó, tổng mức đầu tư GPMB khoảng 664 tỷ đồng; trong đó, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của DA đã được giao là 300 tỷ đồng nguồn vốn ngân sách Trung ương; phần còn lại khoảng 364 tỷ đồng. Theo thông báo kết luận số 269 của Văn phòng Chính phủ ngân sách Trung ương tiếp tục hỗ trợ 50% phần còn lại. Để triển khai giai đoạn 2, thành phố thực hiện đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư phục vụ GPMB với diện tích khoảng 9,04ha, tổng giá trị đầu tư khoảng 163 tỷ đồng từ nguồn ngân sách địa phương.

Theo lãnh đạo UBND TP. Huế, năm 2024 thành phố tập trung hơn nữa công tác quản lý đầu tư xây dựng, đặc biệt là công tác đền bù GPMB, trong đó ưu tiên công tác GPMB DA DDDC, GPMB khu vực I di tích Kinh thành Huế. Đối với các hộ gia đình chưa bàn giao mặt bằng trong năm 2023, thành phố chỉ đạo Trung tâm Phát triển Quỹ đất tiếp tục phối hợp với các đơn vị, địa phương tiến hành vận động, nếu các hộ gia đình không chấp hành bàn giao mặt bằng thì tiến hành tổ chức cưỡng chế theo quy định để hoàn thành công tác DDDC, GPMB trong năm 2024.

Bài, ảnh: THANH HƯƠNG
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thưởng tiền người giao mặt bằng sớm

Sau khi Luật Đất đai năm 2024 và các nghị định hướng dẫn thi hành có hiệu lực, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) nhanh chóng tham mưu, dự thảo, lấy ý kiến trình UBND tỉnh ban hành các quy định thuộc thẩm quyền để sớm triển khai tại địa phương.

Thưởng tiền người giao mặt bằng sớm
Tháo nhiều điểm nghẽn trong quản lý đất đai - Bài 1: Tạo đồng thuận trong giải phóng mặt bằng

Cùng thời điểm, Luật Đất đai 2024 và các luật Kinh doanh bất động sản (BĐS), Nhà ở (sửa đổi) có hiệu lực vào 1/8. Các nhà chuyên môn đánh giá đây là bước đột phá tháo gỡ những rào cản, vướng mắc, chồng chéo các chính sách liên quan trong việc quản lý đất đai để khơi thông nguồn lực, phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH).

Tháo nhiều điểm nghẽn trong quản lý đất đai - Bài 1 Tạo đồng thuận trong giải phóng mặt bằng
Tạo được sự đồng thuận của người dân trong giải phóng mặt bằng

Giải phóng mặt bằng (GPMB) là khâu quan trọng và khó khăn nhất hiện nay trong việc thực hiện các công trình, dự án (DA) trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, bằng cách làm linh hoạt, chủ động của cấp ủy, chính quyền địa phương, việc khó này dần được tháo gỡ trên tinh thần tự nguyện, đồng thuận của người dân.

Tạo được sự đồng thuận của người dân trong giải phóng mặt bằng

TIN MỚI

Return to top