ClockThứ Hai, 10/07/2023 06:53

Đề xuất tăng 26,54% mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất tăng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng từ 1.624.000 đồng lên thành 2.055.000 đồng, tăng 26,54%; quà tặng người có công bằng tiền mặt tăng gấp đôi.

Tri ân bằng trách nhiệm và cả tấm lòngDần “bao phủ” chi trả chính sách bảo trợ bằng điện tửHành trình dược sĩ “tri ân” nhân ngày Thương binh - Liệt sĩHơn 100 suất qùa được trao cho các gia đình khó khănHỗ trợ nhà tình nghĩa cho 8 gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó hhăn

leftcenterrightdel
 Tuổi trẻ thành phố Tuyên Quang thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng. Ảnh: TTXVN

Bộ LĐTBXH đã đề xuất Chính phủ về việc ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ngày 24/7/2021 của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.

Căn cứ Nghị quyết số 69/2022/QH15 ngày 11/11/2022 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023, từ ngày 1/7/2023, tăng mức chuẩn trợ cấp người có công đảm bảo không thấp hơn mức chuẩn hộ nghèo khu vực thành thị. Theo quy định tại Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/1/2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 – 2025 thì mức chuẩn hộ nghèo khu vực thành thị là 2.000.000 đồng/người/tháng.

Trên cơ sở đó, Bộ LĐTBXH đề xuất 2 phương án điều chỉnh mức chuẩn trợ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng:

Phương án 1: Điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng từ 1.624.000 đồng lên thành 2.055.000 đồng (cao hơn mức chuẩn nghèo thành thị 55.000 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 26,54%).

Phương án 2: Điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng từ 1.624.000 đồng lên thành 2.111.000 đồng (cao hơn mức chuẩn nghèo thành thị 111.000 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 29,99%).

Trong quá trình soạn thảo Nghị định, đa số ý kiến đề xuất lựa chọn thực hiện theo phương án 2. Tuy nhiên, Bộ LĐTBXH đề xuất tăng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng theo phương án 1, điều chỉnh tăng từ 1.624.000 đồng lên thành 2.055.000 đồng (tăng 26,54%) để thực hiện đúng yêu cầu của Nghị quyết số 69/2022/QH15 của Quốc hội và trên cơ sở tính toán để đảm bảo tính khả thi, cân đối ngân sách nhà nước. Đồng thời, Bộ Tài chính cũng thống nhất lựa chọn phương án 1.

Như vậy, mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng được Bộ LĐTBXH đề xuất tăng từ 1.624.000 đồng lên thành 2.055.000 đồng (tăng 26,54%).

Về chế độ điều dưỡng trong năm 2023 được thực hiện theo 2 mức chuẩn: 6 tháng đầu năm 2023 thực hiện mức chuẩn 1.624.000 đồng, 6 tháng cuối năm 2023 thực hiện theo mức chuẩn 2.055.000 đồng. Để đảm bảo các đối tượng hưởng chế độ điều dưỡng trong năm 2023 được thực hiện thống nhất cùng một định mức chi tính theo mức chuẩn 1.624.000 đồng, Bộ LĐTBXH đề xuất thời điểm điều chỉnh tăng mức chi chế độ điều dưỡng người có công theo mức chuẩn 2.055.000 đồng kể từ ngày 1/1/2024.

Mức quà tặng của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, lãnh đạo Bộ, cơ quan trung ương đối với gia đình và cá nhân theo quy định hiện hành là tiền mặt 500.000 đồng/gia đình hoặc cá nhân và hiện vật trị giá 150.000 đồng/gia đình hoặc cá nhân. Đến nay, mức quà tặng trên là thấp, vì vậy Bộ LĐTBXH đề xuất sửa đổi quà tặng tiền mặt tăng lên thành 1.000.000 đồng/gia đình hoặc cá nhân và hiện vật trị giá 250.000 đồng/gia đình hoặc cá nhân.

Quà tặng bằng tiền và hiện vật được thực hiện vào các dịp lễ, Tết theo chương trình công tác của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, lãnh đạo Bộ, cơ quan trung ương và thuộc nội dung chi công việc được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ LĐTBXH.

Bộ LĐTBXH tính toán, với mức chuẩn hiện hành theo quy định tại Nghị định số 75/2021/NĐ-CP là 1.624.000 đồng thì kinh phí thực hiện trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng năm 2023 là 29.495 tỷ đồng.

Theo phương án nâng mức chuẩn lên 2.055.000 đồng thì kinh phí thực hiện trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng năm 2023 là 32.223 tỷ đồng, tăng thêm 2.728 tỷ đồng.

Năm 2024, với cơ cấu điều dưỡng tập trung là 20% tổng số đối tượng hưởng chế độ điều dưỡng trong năm thì khoản kinh phí đảm bảo chế độ điều dưỡng với mức chuẩn 2.055.000 đồng là 1.113,7 tỷ đồng, tăng thêm khoảng 233,7 tỷ đồng so với năm 2023.

Với mức quà tặng cá nhân theo đề xuất của Bộ LĐTBXH, khoản kinh phí tăng thêm tối đa không quá 1 tỷ đồng/năm.

Như vậy, với thời điểm thực hiện như trên và mức chuẩn là 2.055.000 đồng thì nhu cầu kinh phí bảo đảm là 33.336,7 tỷ đồng.

Theo Báo Tin tức
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững

Chiều 19/12, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổng kết công tác lao động, người có công và xã hội năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tham dự hội nghị có các UVTV Tỉnh ủy: Nguyễn Quang Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Chí Tài, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững
Nỗi lòng đã được lắng nghe

Sau nhiều năm không có phụ cấp, Bộ Y tế xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ trong việc hỗ trợ hàng tháng đối với nhân viên y tế (NVYT) thôn bản tại các tổ dân phố. Điều này thể hiện sự quan tâm của ngành Y tế, góp phần bảo đảm tính công bằng trong chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an sinh xã hội.

Nỗi lòng đã được lắng nghe
Cùng người có công vượt khó, thoát nghèo

Bên cạnh những nghĩa cử, hoạt động tri ân mà các cấp, các ngành và toàn xã hội thực hiện với những gia đình người có công (NCC) nói chung, thì với những hộ nghèo có thành viên là NCC hay những NCC có hoàn cảnh đặc biệt lại càng được quan tâm nhiều hơn.

Cùng người có công vượt khó, thoát nghèo

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top