ClockThứ Sáu, 08/09/2017 05:56
Cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào”:

Đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong giới trẻ

TTH - Sau 3 tháng triển khai, cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam- Lào” thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên tham gia. Nhiều bài viết thể hiện cảm xúc sâu sắc, gắn bó keo sơn về mối quan hệ giữa hai nước.

Huyện Nam Đông tổng kết và trao thưởng cuộc thi

Thiếu tá Hồ Văn Nhiên, Trợ lý Chính trị Ban Chỉ huy Quân sự huyện Nam Đông vừa xuất sắc được Ban tổ chức cuộc thi cấp huyện trao giải nhất cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam- Lào”. Anh tâm sự: "Là người lính, tôi hiểu rõ về quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa Việt Nam và nước bạn Lào trong quá trình bảo vệ và xây dựng đất nước. Do đó, tôi tích cực sưu tầm tài liệu, tìm kiếm tranh ảnh phục vụ cho bài dự thi".

Tuy yêu cầu của bài dự thi chỉ chọn 1 trong 12 chuyên đề, nhưng Thiếu tá Hồ Văn Nhiên đã chọn 8/12 chuyên để để thực hiện với gần 130 trang được bài trí công phu, đóng bìa cứng và trang trí đẹp. Phần liên hệ thực tiễn được anh phản ánh sinh động trong mối quan hệ giữa Thừa Thiên Huế và Salavan. Thành quả xứng đáng cho anh chính là giải nhất cuộc thi cấp huyện và được chọn dự thi cấp tỉnh.  

Với Trần Thị Ngọc Bích, Bí thư Chi đoàn Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh, chị chọn bài viết dự thi về những nét tương đồng về văn hóa Việt Nam- Lào nhìn từ lễ hội Bun Pi May và Tết cổ truyền Việt Nam. Ngọc Bích cho hay: "Do công việc thường ngày của tôi liên quan đến văn hóa nên tôi đã chọn đề tài này". Để hoàn thành bài dự thi, ngoài tư liệu mượn ở thư viện, tham khảo trên mạng, Ngọc Bích còn gặp gỡ các bạn lưu học sinh Lào tại Huế để tìm hiểu, trao đổi, xin tư liệu. Sau hơn 1 tháng kỳ công nghiên cứu và thực hiện, bài viết của Ngọc Bích đã được đóng bìa cứng gửi về Đoàn Khối các cơ quan tỉnh dự thi.      

Chị Hoàng Thị Phương Hiền, Phó Bí thư Tỉnh đoàn chia sẻ, để cuộc thi lan tỏa sâu rộng, khuyến khích, động viên đoàn viên, thanh niên tham gia, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã ban hành công văn chỉ đạo các cấp đoàn tham gia hưởng ứng cuộc thi; đồng thời, phân công Ban Tuyên giáo làm bộ phận thường trực của cuộc thi, có chức năng tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh đoàn hướng dẫn, cung cấp tài liệu tham khảo giúp đoàn viên, thanh niên có nhiều kiến thức trong quá trình làm bài dự thi. Mặt khác, phân công cán bộ chuyên trách chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra và bám sát cơ sở trong việc triển khai thực hiện cuộc thi; tích cực lồng ghép việc tuyên truyền cuộc thi rộng rãi đến đoàn viên, thanh niên toàn tỉnh.

Cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào” được phát động trong tuổi trẻ toàn tỉnh thu hút đông đảo lực lượng đoàn viên, thanh niên tham gia với đối tượng thanh niên trường học, thanh niên nông thôn, miền núi, vùng dân tộc, thanh niên công nhân, viên chức, lực lượng vũ trang… tạo ra đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong các tổ chức cơ sở Đoàn, được thể hiện qua số lượng, thể loại, hình thức, nội dung phong phú, chất lượng và hiệu quả của mỗi tập thể, cá nhân tham gia dự thi.

Đến cuối tháng 8/2017, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn nhận được hơn 300 bài dự thi được chọn lọc từ các bài dự thi của 18 đơn vị trực thuộc. Nhiều bài viết đầu tư công phu về thời gian, công sức, trí tuệ. “Đây là cuộc thi có số bài dự thi cao và có chất lượng tốt, đã tạo nên không khí thi đua sôi nổi và ý thức trách nhiệm của đoàn viên, thanh thiếu niên toàn tỉnh hướng đến kỷ niệm 55 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 40 năm Ngày ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam- Lào. Các bài thi nêu bật được truyền thống vẻ vang trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng của hai dân tộc; thể hiện được trách nhiệm của bản thân và sự quan tâm đến tình hình khu vực biên giới trong giai đoạn hiện nay”- chị Hoàng Thị Phương Hiền đánh giá.

Bài, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kể chuyện lịch sử bằng ký họa

Những tác phẩm ký họa của họa sĩ Nguyễn Văn Nguyên đã tái hiện được những năm tháng lịch sử hào hùng trong kháng chiến chống Mỹ của dân và quân Bình Trị Thiên với những góc nhìn chân thật về cuộc sống của đồng bào, chiến sĩ. Nhiều tác phẩm trong số đó sáng tác trong thời kỳ tham gia kháng chiến và lần đầu tiên được công bố đến công chúng với tên gọi “Miền ký ức”.

Kể chuyện lịch sử bằng ký họa
Đông đảo du khách tham quan các di tích lịch sử

Ngoài hệ thống di sản Huế, đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh đã tìm đến tham quan, dâng hương tưởng niệm các điểm di tích lịch sử khác trên địa bàn tỉnh, đông nhất tập trung ở Khu di tích lịch sử Chín Hầm (phường An Tây) và Khu di tích lưu niệm cụ Phan Bội Châu (phường Trường An, TP. Huế).

Đông đảo du khách tham quan các di tích lịch sử
Huế nên bảo vệ những di chỉ văn hóa - lịch sử

Là chốn Kinh đô của Triều Nguyễn, Huế mang trong mình rất nhiều di chỉ văn hóa - lịch sử quý, mà chính quyền và Nhân dân Huế không thể không quan tâm giữ gìn, bảo vệ và khai thác mọi lợi thế trong công cuộc xây dựng và phát triển thành phố Huế thành trung tâm văn hóa nổi tiếng của cả nước.

Huế nên bảo vệ những di chỉ văn hóa - lịch sử
Return to top