ClockThứ Năm, 08/10/2015 14:59

Dự thảo Bộ Luật Hàng hải: Nên quy định bảo hộ quyền vận tải nội địa?

TTH.VN - Góp ý Dự thảo Bộ Luật Hàng hải Việt Nam, có ý kiến đề nghị nên quy định bảo hộ quyền vận tải nội địa.

Chuẩn bị cho kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII, sáng 8/10, Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo Bộ Luật Hàng hải Việt Nam. Nội dung bảo hộ vận tải nội địa và nội dung 3 ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong dự thảo bộ luật được nhiều đại biểu tham gia góp ý.

Đại diện các ngành tham gia phát biểu tại hội nghị 

Các ý kiến góp ý nhất trí với những quy định tại dự thảo bộ luật về chính sách phát triển hàng hải theo hướng xã hội hóa. Theo đó thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cảng biển, phát triển các luồng, tuyến góp phần hiện đại hóa ngành hàng hải trong nước.

Ông Nguyễn Vũ Hải, Phó Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam cho rằng với thực tiễn vận tải hàng hải nội địa Việt Nam thì dự thảo nên quy định bảo hộ quyền vận tải nội địa.

“Vận tải nội địa hiện nay hầu hết đều do doanh nghiệp tư nhân đảm nhiệm. Nếu chúng ta mở cửa thị trường này cho nước ngoài chắc chắn sẽ bóp chết vận tải biển trong nước. Cụ thể, những doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp tư nhân của ta sẽ không thể cạnh tranh nổi với các doanh nghiệp rất lớn của nước ngoài. Chúng tôi cho rằng từ thực tiễn thế giới người ta cũng không mở cửa thị trường vận tải nội địa, nên chúng ta chưa mở cửa thị trường nội địa là phù hợp”.

Về quy định 3 ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong dự thảo bộ luật, một số đại biểu cho rằng đóng mới, phá dỡ, sửa chữa tàu biển không nằm trong 267 ngành nghề kinh doanh có điều kiện đã quy định trong Luật Đầu tư và kinh doanh, do đó dự thảo bộ luật cần quy định rõ ràng.

Ông Nguyễn Hồng Tuyến, Chủ tịch Hội Luật gia thành phố Hà Nội đề nghị bộ luật không nên quy định giao điều khoản này cho Chính phủ để tránh trái với Hiến pháp năm 2013 về quyền tự do kinh doanh.

“Đóng mới, sửa chữa phá dỡ tàu biển không nằm trong 267 ngành nghề kinh doanh trong Luật Đầu tư và kinh doanh. Vì liên quan đến hạn chế quyền con người, quyền công dân tức là công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật. Chúng tôi đề nghị phải quy định cụ thể chi tiết điều kiện để kinh doanh các nghề trên ngay trong luật, không giao cho Chính phủ quy định vì không phù hợp với Hiến pháp năm 2013 theo nguyên tắc chỉ có luật mới hạn chế quyền con người, quyền công dân”./.

Nguyên Nhung/VOV - Trung tâm Tin
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

An toàn cho người dân và du khách

Kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5 bắt đầu cũng là lúc các lực lượng nghiệp vụ Công an tỉnh và công an các đơn vị, địa phương trong tỉnh đồng loạt triển khai các phương án đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, trật tự an toàn giao thông cho người dân và du khách.

An toàn cho người dân và du khách
Ký ức một thời

Cứ đến tháng Ba, tháng Tư hằng năm là những ký ức về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước giành thắng lợi lại có dịp ùa về trong mỗi người đã một thời “vào sinh ra tử”, “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Đó là những kỷ niệm một thời đạn bom, gian khổ nhưng rất đỗi tự hào. Sự tự hào ấy của họ đã làm nên sức mạnh để góp phần giải phóng quê hương, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước ngày 30/4/1975.

Ký ức một thời
Tạo hứng thú trong môn học Giáo dục quốc phòng, an ninh

Việc triển khai giảng dạy môn học Giáo dục quốc phòng, an ninh (QPAN) theo hướng thiết thực, hấp dẫn người học, sát yêu cầu thực tế và mang lại hiệu quả cao... là yêu cầu đặt ra cho Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Đại học Huế cũng như đội ngũ giáo viên, giảng viên.

Tạo hứng thú trong môn học Giáo dục quốc phòng, an ninh
Lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu
Nghệ thuật sử dụng pháo binh trong trận “quyết chiến chiến lược” Điện Biên Phủ

Nhằm giành lại thế chủ động trên chiến trường Đông Dương, thực dân Pháp xác định Điện Biên Phủ là địa bàn có ý nghĩa chiến lược; vì vậy, ngày 20/11/1953, quân Pháp nhảy dù chiếm giữ Điện Biên Phủ để khống chế một phần Tây Bắc, củng cố Thượng Lào.

Nghệ thuật sử dụng pháo binh trong trận “quyết chiến chiến lược” Điện Biên Phủ
Return to top