ClockThứ Bảy, 26/12/2020 16:41

Duy trì mức sinh thay thế để đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực

Từ năm 2006, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế và duy trì trong hơn 13 năm qua. Tuy nhiên, nước ta đang phải đối mặt với thực trạng chênh lệch mức sinh đáng kể giữa các vùng.

Nhiều họat động chúc mừng Giáng sinhChủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chúc mừng Giáng sinh đồng bào giáo dân Huế60 tiết mục tham gia liên hoan văn nghệ các câu lạc bộHọc sinh sử dụng “điện thoại thông minh” thế nào là thông minh?Áo dài với nghệ thuật HuếTrung Quốc tiếp tục các chính sách hỗ trợ duy trì phục hồi kinh tếNgười khuyết tật thiếu điểm tựa an sinh

Trong vòng 30 năm qua, mức sinh của Việt Nam đã giảm gần một nửa

Điều này đòi hỏi phải có những chính sách phù hợp đẻ điều chỉnh mức sinh kịp thời, góp phần ổn định quy mô dân số, tác động tích cực đến việc nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực, đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước và từng địa phương.

Mức sinh không đồng đều

Trong vòng 30 năm qua, mức sinh của Việt Nam đã giảm gần một nửa. Theo đó, tổng tỷ suất sinh (TFR) giảm từ 3,80 con/phụ nữ vào năm 1989 xuống còn 2,09 con/phụ nữ vào năm 2019. Việt Nam vẫn duy trì mức sinh ổn định ở mức thay thế trong hơn một thập kỷ qua, xu hướng sinh hai con vẫn là phổ biến. Kết quả này tiếp tục khẳng định, Việt Nam đã thực hiện thành công chương trình Dân số kế hoạch hóa gia đình đối với mục tiêu giảm sinh.

Mức sinh ở nước ta hiện nay có sự chênh lệch đáng kể giữa các vùng miền. Cụ thể, mức sinh của khu vực nông thôn (2,26 con/ phụ nữ) cao hơn khu vực thành thị (1,83 con/phụ nữ) và cao hơn mức sinh thay thế (2,01). Trung du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên là các vùng có mức sinh cao nhất cả nước, với tổng tỷ suất sinh mỗi vùng là 2,43 con/phụ nữ. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long là hai vùng có mức sinh thấp nhất cả nước, với 1,56 con/phụ nữ và 1,8 con/phụ nữ.

Theo kết quả cuộc Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019, nước ta chỉ có 9 tỉnh, thành phố đạt mức sinh thay thế, trong khi 33 tỉnh, thành phố có mức sinh cao (trên 2,2 con); 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp. Điều đáng nói là xu thế giảm mức sinh đang ngày càng lan rộng ra nhiều tỉnh, thành phố.

Theo kết quả nghiên cứu chuyên sâu từ số liệu của Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 do Tổng cục Thống kê thực hiện theo phương án trung bình dự báo dân số Việt Nam năm 2029 là 104,5 triệu người, năm 2039 là 110,8 triệu người và đến năm 2069 là 116,9 triệu người.

Trong 5 năm đầu của thời kỳ dự báo, (2019-2024) tỷ lệ tăng dân số hàng năm của nước ta là 0,93%. Trong tương lai, dự báo tỷ lệ tăng dân số sẽ tiếp tục giảm và đạt trạng thái "dừng" vào cuối thời kỳ dự báo, giai đoạn 2064-2069.

Kết quả này cho thấy, mức sinh của Việt Nam hiện nay duy trì quanh mức sinh thay thế sẽ tác động làm giảm tốc độ tăng dân số trong tương lai. Theo đó, dự báo tốc độ tăng dân số trong vòng 10 năm tới sẽ thấp hơn 1%/năm. Với thực trạng về mức sinh, cơ cấu dân số cũng như tỷ số giới tính khi sinh cao như hiện nay (111,5 bé trai/100 bé gái), cơ cấu dân số trong tương lai sẽ có sự thay đổi theo hướng dân số "già" và thiếu hụt nam giới ở một số nhóm tuổi. Điều này sẽ tác động lớn đến nguồn lực lao động cũng như các vấn đề xã hội mới nảy sinh.

Cần thiết phải điều chỉnh mức sinh

Tại Quyết định số 588/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030" có đề ra mục tiêu duy trì vững chắc mức sinh thay thế (mỗi phụ nữ sinh 2,1 con) trên toàn quốc, bảo đảm phát triển nhanh, bền vững đất nước. Đây cũng là một trong 8 mục tiêu quan trọng mà Chiến lược Dân số đến năm 2030 trước đó đã đề ra.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) Phạm Vũ Hoàng cho biết, Việt Nam đang áp dụng can thiệp các biện pháp nhằm điều chỉnh mức sinh phù hợp vì nếu để mức sinh cao, gia tăng dân số nhanh sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới đầu tư cho đảm bảo an sinh xã hội, tăng thu nhập bình quân trên đầu người nói riêng và cản trở phát triển kinh tế - xã hội nói chung; gây khó khăn lớn cho việc cải thiện đời sống của nhân dân, hạn chế điều kiện phát triển về mặt trí tuệ, văn hóa và thể lực của giống nòi.

Nếu để mức sinh quá thấp và duy trì nó trong một thời gian dài sẽ dẫn đến ít trẻ em được sinh ra, dân số già hóa nhanh. Tình trạng này sẽ gây suy giảm dân số, thiếu hụt nguồn lực lao động nghiêm trọng làm suy giảm tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng; suy giảm ảnh hưởng trên trường quốc tế; thiếu người chăm sóc người cao tuổi trong bối cảnh già hóa dân số; nguy cơ đe doạ tới quỹ hưu trí và bảo hiểm y tế làm cho sự phát triển của đất nước trở nên kém bền vững. Đồng thời, kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới cho thấy việc để mức sinh giảm sâu sẽ rất khó trong việc đưa mức sinh về mức thay thế. Hiện chỉ có những quốc gia thành công trong công tác giảm mức sinh chứ chưa có quốc gia nào thành công trong công tác nâng mức sinh khi mức sinh xuống quá thấp.

Như vậy, mức sinh cao hay thấp kéo dài đều ảnh hưởng tới phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Do đó, nước ta cần có chính sách, can thiệp ngay lập tức để giữ vững mức sinh thay thế như hiện nay, ổn định dân số, góp phần làm giảm mất cân bằng giới tính khi sinh, làm chậm quá trình già hóa và cải thiện chất lượng dân số, góp phần vào sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước. Nếu phản ứng chậm thì sẽ đạt kết quả thấp, thậm chí không có kết quả, ông Phạm Vũ Hoàng chia sẻ.

Tiến sĩ Đặng Vũ Cảnh Linh, Ban Truyền thông và Phổ biến kiến thức, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cho rằng, điều chỉnh mức sinh hợp lý mang ý nghĩa sống còn không chỉ với chính sách dân số mà hầu hết các chính sách quốc gia như lao động, việc làm, phát triển nhân lực, an sinh xã hội. Con người là động lực và mục tiêu của sự phát triển trong xã hội hiện đại. Sự bất ổn về cơ cấu dân số (tuổi, giới tính...) sẽ gây ra hệ lụy lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mục tiêu phát triển quốc gia. Việt Nam chưa chuẩn bị đầy đủ điều kiện để đón nhận một xã hội nhiều người già và sẽ phải nhập khẩu lao động. Vì vậy điều chỉnh mức sinh hợp lý là giải pháp quan trọng nhất để tránh thiếu hụt lao động trong tương lai.

Tăng cường nhiều giải pháp

Nghị quyết 21-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về Công tác dân số trong tình hình mới đã đề ra mục tiêu "Duy trì vững chắc mức sinh thay thế (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có 2,1 con), quy mô dân số 104 triệu người". Điều này cho thấy, một trong những mục tiêu quan trọng của công tác dân số trong tình hình mới là duy trì vững chắc mức sinh thay thế trên cả nước, qua đó duy trì và phát huy lợi thế con người, đảm bảo khả năng cạnh tranh của lực lượng lao động nước ta cũng như sự phát triển bền vững của đất nước trong thế kỷ XXI.

Trong bối cảnh mức sinh giữa các vùng ở nước ta có sự chênh lệch lớn, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 588/QĐ-TTg Phê duyệt "Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030". Quyết định đã đưa ra mục tiêu cụ thể với từng vùng có mức sinh khác nhau như: phấn đấu tăng mức sinh ở những địa phương đang có mức sinh thấp; giảm sinh ở nơi có mức sinh cao, duy trì mức sinh ở những nơi đã đạt mức sinh thay thế, góp phần thực hiện thành công Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030, bảo đảm phát triển nhanh, bền vững đất nước.

Vụ trưởng Vụ Quy mô dân số, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình Đặng Quỳnh Thư cho biết, nhằm thực hiện Quyết định 588/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030, Bộ Y tế đã phê duyệt Kế hoạch xây dựng và thí điểm một số giải pháp hỗ trợ, khuyến khích sinh đủ 2 con ở vùng có mức sinh thấp.

Điều này đánh dấu những bước đi đầu tiên trong triển khai thực hiện cuộc vận động "Nam, nữ thanh niên không kết hôn muộn, không sinh con muộn; mỗi cặp vợ chồng sinh đủ 2 con và nuôi dạy con tốt". Việc khuyến khích thanh niên kết hôn trước tuổi 30 nằm trong bối cảnh cụ thể là chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp đến năm 2030 và chỉ áp dụng ở vùng mức sinh thấp. Các quyền công dân được tôn trọng theo quy định pháp luật và mỗi người đều có quyền lựa chọn, chương trình chỉ khuyến khích.

Theo bà Đặng Quỳnh Thư, Việt Nam đang đối mặt với thực trạng chênh lệch mức sinh đáng kể giữa các vùng. Xu hướng không muốn hoặc sinh rất ít con đã xuất hiện ở một số đô thị, nơi có điều kiện kinh tế phát triển. Hà Nội, Hải Phòng... duy trì được mức sinh thay thế, trong khi nhiều tỉnh phía Bắc, miền Trung mức sinh cao; còn ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ... mức sinh thấp.

Tại những vùng có mức sinh thấp, các địa phương sẽ nghiên cứu ban hành các biện pháp hỗ trợ các cặp vợ chồng sinh đủ hai con như: Hỗ trợ tư vấn cung cấp dịch vụ hôn nhân và gia đình; giảm thuế thu nhập cá nhân; miễn giảm các khoản đóng góp công ích theo hộ gia đình; hỗ trợ mua nhà ở xã hội; thuê nhà ở; ưu tiên vào các trường công lập; hỗ trợ chi phí giáo dục trẻ em… Đồng thời, bãi bỏ quy định của tổ chức, cá nhân, cơ quan, đơn vị, cộng đồng liên quan đến mục tiêu giảm sinh, tiêu chí giảm sinh con thứ ba trở lên. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa người dân hoặc cán bộ, đảng viên được khuyến khích sinh con thứ ba.

Các địa phương có mức sinh thấp tự phân tích thực tế và áp dụng thí điểm những chính sách này sao cho phù hợp, sau khi kết thúc thí điểm mới đánh giá để đưa ra những chính sách chính thức, bà Đặng Quỳnh Thư chia sẻ.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Phụ kiện xe VIP - Nơi mua sắm phụ kiện ô tô chất lượng và uy tín hàng đầu Việt Nam

Phụ kiện xe VIP - Nơi mang đến giải pháp hoàn hảo cho chiếc xe của bạn. Với hơn 3 năm kinh nghiệm, chúng tôi tự tin cung cấp sản phẩm chất lượng, dịch vụ hậu mãi tốt, và giá cả cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của từng khách hàng. Với các mẫu mã không ngừng cập nhật và cải tiến để phù hợp với xu hướng thị trường, đảm bảo rằng khách hàng luôn tìm thấy những lựa chọn mới nhất và tốt nhất cho xế yêu của mình.

Phụ kiện xe VIP - Nơi mua sắm phụ kiện ô tô chất lượng và uy tín hàng đầu Việt Nam
Bảo đảm chất lượng các dự thảo luật, nghị quyết trình Quốc hội biểu quyết thông qua

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị các ủy ban chủ trì thẩm tra khẩn trương phối hợp với cơ quan hữu quan hoàn chỉnh báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý các dự thảo luật, nghị quyết bảo đảm chất lượng, sớm gửi đến các vị đại biểu Quốc hội, bảo đảm đủ thời gian cần thiết để nghiên cứu trước khi biểu quyết thông qua.

Bảo đảm chất lượng các dự thảo luật, nghị quyết trình Quốc hội biểu quyết thông qua

TIN MỚI

Return to top