Thế giới

Trung Quốc tiếp tục các chính sách hỗ trợ duy trì phục hồi kinh tế

ClockThứ Bảy, 19/12/2020 15:47
TTH.VN - Các nhà lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc đã cam kết tiếp tục “sự hỗ trợ cần thiết” để duy trì sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc, khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tiếp tục đối mặt với những bất ổn và sóng gió.

Dịch COVID-19: Lào phong tỏa đặc khu kinh tế tại Luang NamthaThủ tướng dự khai mạc Hội nghị thương mại-đầu tư Trung Quốc-ASEANTăng cường quan hệ hợp tác mạnh mẽ tại Hội nghị cấp cao ASEAN+3Tập trung vào hợp tác kinh tế và quốc phòngBiến đổi khí hậu ảnh hưởng khu vực nặng nề nhất

Trung Quốc là nền kinh tế lớn duy nhất ghi nhận tăng trưởng tích cực và được dự báo tăng trưởng đến 8% trong năm tới. Ảnh minh họa: TTXVN

Các quan chức đã chỉ ra rằng những thay đổi do đại dịch và môi trường bên ngoài đã tạo ra nhiều bất ổn, và nền tảng cho sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc là “không vững chắc”, theo Tân Hoa xã.

Hãng tin này cho biết: “Tình hình kinh tế toàn cầu trong năm tới sẽ còn phức tạp và nghiêm trọng, sự phục hồi sẽ không ổn định và không đồng đều, và không thể bỏ qua những rủi ro khác nhau do ảnh hưởng của dịch bệnh”.

Trong một hội nghị kéo dài ba ngày để thảo luận các ưu tiên kinh tế của Trung Quốc trong năm tới, các quan chức nước này nói rằng Bắc Kinh phải duy trì “tính liên tục, ổn định và bền vững” trong các chính sách kinh tế vĩ mô của mình, đồng thời nói thêm rằng sẽ không có bất kỳ chính sách quay ngược nào.

Được tổ chức vào cuối năm, Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương thường niên có sự tham dự của các nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc - bao gồm Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường - cũng như các quan chức từ Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc vụ viện.

Nền kinh tế Trung Quốc dự kiến ​​sẽ tăng trưởng khoảng 2% trong năm nay và là nền kinh tế lớn duy nhất ghi nhận mức tăng trưởng tích cực như vậy trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Các nhà phân tích kỳ vọng nước này sẽ tăng trưởng lên tới 8% trong năm tới.

Năm 2021 sẽ là năm then chốt đối với Trung Quốc vì nó đánh dấu kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc và cũng là năm đầu tiên trong kế hoạch phát triển 5 năm mới được ban hành.

Các ưu tiên chính sách khác được các quan chức đưa ra bao gồm thúc đẩy tiêu dùng nội địa, củng cố tính độc lập của chuỗi cung ứng công nghiệp và thúc đẩy sức mạnh của Trung Quốc trong các công nghệ mang tính chiến lược.

Tổng hợp lại, chúng tạo thành một chính sách rộng lớn hơn nhằm tăng cường khả năng tự lực và giảm thiểu tác động từ sự tách biệt về công nghệ và kinh tế mà Washington đã theo đuổi trong vài năm qua, các nhà quan sát cho biết.

Tân Hoa xã cho biết các nỗ lực phải tập trung vào “giải quyết các vấn đề lớn hạn chế sự phát triển và an ninh của đất nước”.

“Điều cơ bản nhất của việc mở rộng tiêu dùng là thúc đẩy việc làm, cải thiện an sinh xã hội, tối ưu hóa phân phối thu nhập, mở rộng nhóm thu nhập trung bình và thúc đẩy vững chắc sự thịnh vượng chung”, Tân Hoa xã đưa tin.

Anh Tuấn (Lược dịch từ The Straits Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng
Return to top