ClockThứ Năm, 27/08/2015 14:51

EVN mua điện 1.087 đồng/kwh, bán 1.622 đồng/kwh

TTH.VN - Theo Cục Điều tiết điện lực, giá mua điện bình quân từ các đơn vị phát điện trực tiếp tham gia thị trường điện trong 3 năm là 1087,3 đ/kWh. Hiện mức giá điện mà EVN bán ra thị trường ở mức bình quân là 1.622,05 đồng/kW/h, được áp dụng từ 16/3.

dien-d2572

Hiện mức giá điện mà EVN bán ra thị trường ở mức bình quân là 1.622,05 đồng/kW/h, được áp dụng từ 16/3.

Thông tin tại Hội nghị tổng kết công tác vận hành thị trường phát điện cạnh tranh, Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) cho biết, trước năm 2012, cả nước có 31 nhà máy điện với tổng công suất lắp đặt là 9.300 MW. Từ khi vận hành thị trường phát điện cạnh tranh, có 59 nhà máy điện tham gia thị trường với tổng công suất 14.796 MW, chiếm 41,63% tổng công suất lắp đặt toàn hệ thống. Hiện vẫn còn 50 nhà máy điện chưa tham gia chào giá trực tiếp, trong đó có nhiều nhà máy điện đa mục tiêu và nhà máy điện BOT.

Điều đáng chú ý là tất cả nhà máy điện tham gia thị trường điện cạnh tranh hiện nay đều bán điện cho Tổng Công ty Mua bán điện thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Theo Cục Điều tiết điện lực, giá mua điện bình quân từ các đơn vị phát điện trực tiếp tham gia thị trường điện trong 3 năm là 1.087,3 đ/kWh. Trong đó, giá mua điện bình quân của thủy điện là 847,5 đ/kWh; nhiệt điện than là 1286,0 đ/kWh; tuabin khí là 1065,2 đ/kWh.

Hiện mức giá điện mà EVN bán ra thị trường ở mức bình quân là 1.622,05 đồng/kW/h, được áp dụng từ 16/3. EVN đang nắm đến 70% nguồn phát điện, còn lại các nhà máy ngoài EVN do các Tập đoàn như Than Khoáng sản; Dầu khí…

Theo phản ánh của nhiều nhà máy điện tham gia thị trường phát điện cạnh tranh, nhiều đơn vị gặp khó khăn do không thu hồi đủ chi phí khiến doanh thu hàng năm bị ảnh hưởng.

Theo ông Lê Trung Dũng, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power), nhà máy chỉ thu hồi được 90% chi phí cố định qua giá hợp đồng, 10% chi phí cố định còn lại qua phần sản lượng bán trên thị trường. Tuy nhiên, giá thị trường thường thấp hơn giá hợp đồng nên nhà máy không thu hồi đủ chi phí cố định.

Bà Trần Kim Oanh, Tổng Giám đốc CTCP thuỷ điện Geruco Sông Công cũng cho biết, do những ràng buộc của thị trường và chịu nhiều ảnh hưởng từ những yếu tố như thuỷ văn, thời tiết nên những đơn vị thuỷ điện thường gặp bất lợi khi tham gia phát điện cạnh tranh. Khi hạn hán, giá thị trường cao thì nhà máy không đủ sản lượng. Ngược lại vào mùa lũ, hệ thống thừa điện thì giá thị trường bằng 0 nên doanh thu cũng rất thấp.

Mặt khác, các nhà máy điện hầu hết đều vay vốn bằng ngoại tệ, nhập khẩu công nghệ từ nước ngoài nên chịu ảnh hưởng lớn khi tỷ giá tăng. Trong giai đoạn 2009-2015, tỷ giá VNĐ/USD đã tăng tới 27% khiến nhiều nhà máy điện phải bù thêm chi phí chênh lệch tỷ giá.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho rằng, tuy còn nhiều tồn tại, nhưng sau 3 năm vận hành thị trường phát điện cạnh trạnh đã bước đầu mang lại lợi ích cho các bên và thị trường bước đầu được hoàn thiện. Trong 109 nhà máy điện công suất trên 30MW thì đã có 59 nhà máy điện tham gia vào thị trường phát điện cạnh tranh với công suất đặt 14.796 MW đạt gần 42%.

"Việc vận hành thị trường trong bối cảnh cạnh tranh, vẫn duy trì an toàn tin cậy và đáp ứng điều kiện kinh tế xã hội. Trước 2012, điện của ta hết sức khó khăn, phải cắt điện luân phiên ảnh hưởng sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế của đất nước. Nhưng từ năm 2012 vận hành thị trường thì mặc dù mới đi vào hoạt động nhưng đảm bảo an toàn tin cậy”, Thứ trưởng nói.

Theo Dân Trí
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trên sóng Trường Sa

Đầu sóng gian nan, có những thẳm sâu yêu thương, nghĩa tình, trách nhiệm, làm nên một thành trì Trường Sa vững chãi, để những đoàn thuyền ngày đêm bám biển yên vui làm ăn, phát triển kinh tế. Và đất liền ấm êm những mái nhà…

Trên sóng Trường Sa
Mang cơ hội thay đổi đến cho phụ nữ, trẻ em vùng cao

Dự án (DA) 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN). Sau 3 năm triển khai tại 18 xã, 71 thôn đặc biệt khó khăn tại địa bàn các huyện: A Lưới, Nam Đông, Phú Lộc và thị xã Hương Trà. DA đã góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em.

Mang cơ hội thay đổi đến cho phụ nữ, trẻ em vùng cao
Chủ nhật xanh, ngày ấy và bây giờ

Có nhiều hoạt động trong tổ chức dành cho thiếu nhi, nhưng tôi nhớ nhất, cùng với các buổi diễu hành nhân các dịp lễ trọng hô vang các khẩu hiệu cách mạng là phong trào tập thể dục buổi sáng.

Chủ nhật xanh, ngày ấy và bây giờ
Chăm lo toàn diện đến quyền lợi cho người lao động trong Tháng Công nhân

Trong Tháng Công nhân, các cấp công đoàn triển khai nhiều hoạt động hướng về người lao động, trong đó có hoạt động đối thoại với chính quyền, chủ sử dụng lao động. Ông Phan Vân Anh, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) đã có cuộc trao đổi với phóng viên xung quanh chủ đề trên.

Chăm lo toàn diện đến quyền lợi cho người lao động trong Tháng Công nhân
Phụ nữ sống xanh

Để phong trào “Chủ nhật xanh” thực sự “bám rễ”, hình thành thói quen bảo vệ môi trường, sống xanh, sạch, đẹp đối với từng hội viên phụ nữ, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã cụ thể phong trào bằng những mô hình thiết thực, hiệu quả như: Tuyến đường hoa, Điểm xanh văn hóa, Mỗi hố rác một cây xanh, Biến rác thành tiền, Ngõ xanh, 60 phút sạch nhà đẹp ngõ... Qua đó, nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, hội viên phụ nữ và Nhân dân về tham gia bảo vệ môi trường (BVMT) tại khu dân cư ngày càng được nâng cao.

Phụ nữ sống xanh

TIN MỚI

Return to top