ClockChủ Nhật, 13/03/2022 15:28

F0 và công việc

TTH - Cả chục năm rồi, nay tôi mới xin nghỉ phép. Tôi ít nghỉ phép là bởi làm báo là một niềm vui, lại có thêm thu nhập. Có đi, có đọc, có xem... mới viết được, cho nên chuyện nghỉ phép theo cái nghĩa “thả lỏng để tái tạo năng lượng” đối với tôi không quá quan trọng.

Tăng cường hơn nữa việc kết nối, theo dõi, hướng dẫn F0 tại nhà

Người nhiễm COVID-19 tự cách ly, làm việc tại nhà. Ảnh: H. D

Năm nay cũng có lý do để nghỉ - hậu COVID-19 đi du lịch mấy ngày. Hóa ra quy định về nghỉ phép cho người lao động cũng có những cải cách. Cứ 5 năm làm việc được cộng thêm một ngày nghỉ nữa. Đã làm việc hơn 30 năm cho nên kỳ nghỉ phép của tôi khá dài.

Nghỉ nhiều thì làm vài việc cho riêng mình, trong đó có viết lách và kiêm luôn việc đi chợ cho gia đình. Cả chục ngày đi chợ, những hàng rau, hàng cá, hàng thịt mà tôi quen biết thấy họ không nghỉ bao giờ. Và có vẻ như họ không khi nào bàn luận đến chuyện F0. Trên báo chí thông tin số ca nhiễm COVID-19 tăng rất cao. Nhiều cơ quan Nhà nước mà tôi biết cũng có nhiều người nhiễm.

Trong tôi bật lên một suy nghĩ: với một môi trường thường xuyên tiếp xúc với nhiều người như ở chợ, tại sao ít thấy người bị nhiễm COVID-19, ít nhất là những người tôi biết? Còn ở cơ quan, đơn vị Nhà nước lại nhiều người nhiễm như vậy? Có thể câu trả lời nằm ở chỗ F0 không triệu chứng! Người dân bị nhiễm nhưng không có triệu chứng, cùng với việc họ không test kiểm tra nên có thể không phát hiện là mình bị nhiễm. Còn ở cơ quan nhà nước, vì có những ràng buộc quy định nên thường xuyên xét nghiệm cho nên dễ dàng phát hiện. Mà đã nhiễm thì phải nghỉ cách ly.

Từ thực tế như vừa nêu, tôi thấy rằng chúng ta có đủ điều kiện để thực hiện việc mở cửa hoàn toàn trong điều kiện bình thường mới. Bình thường mới bây giờ có nghĩa phải xóa đi tư duy COVID-19 là một bệnh nguy hiểm. Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh - ông Nguyễn Văn Nên cho rằng: 5K hiện nay có những điểm không còn phù hợp. Ông nói: “Chúng ta cứ kêu gọi 5K nhưng nếu không sửa lại phù hợp sẽ rất khó thực hiện, đúng hơn là nói mà không làm được, không sát tình hình thực tế". Ông cho rằng, chuyện quy định về khoảng cách và không tập trung không còn phù hợp.

Hiện nay tình hình dịch bệnh đã khác so với trước đây. Tuy duy mở cửa chúng ta cũng đã có cho nên cần thiết sửa lại những quy định cho phù hợp. Vì những quy định không còn phù hợp chúng ta chậm sửa  sẽ ảnh hưởng đến việc làm và cả kinh tế. Đối với doanh nghiệp sẽ thiếu nguồn nhân lực. Những người làm việc ở khu vực nhà nước nếu nghỉ sẽ không ảnh hưởng đến thu nhập nhưng nó làm ách tắc việc công. Một hàng quán mở ra mà giữ khoảng cách người ngồi là làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế…

Từ những phân tích nói trên, người viết cho rằng đề xuất của Bộ Y tế về việc F1, F0 không triệu chứng làm việc trong thời gian cách ly (với những điều kiện cụ thể như đã nêu ở trên) là việc cần cân nhắc và xem xét. Đối với những người làm trong khu vực Nhà nước, nếu không đi làm trực tiếp thì phải làm việc trực tuyến hoặc lãnh đạo cơ quan, đơn vị phải giao việc phù hợp để làm việc ở nhà, tránh tình trạng cứ báo F0, dù không có triệu chứng vẫn nghỉ, không làm việc mà vẫn hưởng lương?

 Nguyễn Lê An

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thông tin doanh nghiệp:
7 công việc hot nhất ở Houston, Texas

Khám phá 7 ngành nghề đang “nóng” nhất tại Houston, mở ra cơ hội cho những ai đang tìm kiếm việc làm tại Texas.

7 công việc hot nhất ở Houston, Texas
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
5 lưu ý khi có dự định thay đổi công việc vào cuối năm

Cuối năm thường là thời điểm mà thị trường lao động có nhiều biến đổi, khá nhiều người lựa chọn thời điểm này để thay đổi công việc. Tuy nhiên, “nhảy” việc vừa là cơ hội vừa tiềm tàng nhiều nguy cơ nếu bạn chưa biết cách chọn phù hợp.

5 lưu ý khi có dự định thay đổi công việc vào cuối năm
Trách nhiệm trong từng công việc

“Luôn cẩn thận, tỉ mỉ, khoa học, sáng tạo, đảm bảo chính xác tuyệt đối trong từng nội dung công việc được giao”, đó là những đánh giá của chỉ huy và đồng đội khi nói về Thiếu tá Quân nhân chuyên nghiệp (QNCN) Nguyễn Văn Dũng – nhân viên Thống kê – Hồ sơ, Ban Cán bộ, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh.

Trách nhiệm trong từng công việc

TIN MỚI

Return to top