ClockThứ Tư, 06/04/2022 08:54

Giá trị nhận thức và tính chiến đấu qua “Bản báo cáo” của Hải Triều

TTH.VN - Bài viết này trình bày giá trị nhận thức và tính chiến đấu trong “Bản báo cáo” của Hải Triều nói trên ở những luận điểm nền tảng mang tính thực tiễn và chính luận sâu sắc.

Nhành Lúa và Kinh tế Tân văn, niềm tự hào của báo chí cách mạngBáo Nhành Lúa – Mũi xung kích trong cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 ở Thừa Thiên HuếTuyển chọn tác phẩm báo chí xuất sắc Dự Giải Báo chí Hải Triều lần thứ III năm 2022Trao giải C Giải Báo chí quốc gia cho nhóm tác giả Báo Thừa Thiên HuếBáo Thừa Thiên Huế đoạt giải Nhất Giải báo chí Hải Triều lần thứ II năm 2021Giải thưởng Hải Triều là tiền đề hướng đến giải báo chí khu vực, quốc gia viết về Huế

Thừa Thiên Huế Online xin trích đăng một phần bài viết “Giá trị nhận thức và tính chiến đấu qua “Bản báo cáo” của Hải Triều đọc tại Hội nghị Báo giới Trung kỳ” của tác giả Hồ Thế Hà:

Nhành LúaKinh tế Tân văn là hai tuần báo do những người cộng sản ở Huế và Trung Kỳ thành lập. Ban biên tập của Kinh tế Tân văn gồm Nguyễn Chí Diểu, Hải Triều, Phan Đăng Lưu, Lâm Mộng Quang… Hai tờ báo này “bề ngoài là tờ báo của mỗi nhóm theo tiêu chí khác nhau, nhưng bên trong là cùng một mục đích, một chí hướng đều do Đảng chỉ đạo.

Trang nhất số báo đặc biệt biếu không của Báo Kinh tế tân văn. Ảnh chụp lại từ bản sưu tầm

Giá trị nhận thức “Bản báo cáo” của Hải Triều đọc tại Hội nghị Báo giới Trung Kỳ ngày 27/3/1937 ở chỗ ông đã vạch ra giữa thanh thiên bạch nhật về những sắc lệnh vô lý và thiếu tính luật pháp bằng một giọng văn có tính chính luận và giễu nhại thâm thúy. Riêng báo chí ở Trung Kỳ, ông cho rằng còn “éo le hơn một lần nữa”, “Nam triều không có luật về báo chí (Législation de la presse) nhưng trái lại người ta buộc các báo chí xuất bản ở Trung Kỳ phải dưới quyền của Tòa Nam Án. Thành thử, các báo có điều gì cần phải kiện cáo nhau, hay phạm phép, nhà nước đều đưa ra Tòa Nam án xử cả. Đó là chưa kể đến việc các báo bị thu giấy phép thì càng vô lý và tàn nhẫn hơn. Hải Triều nêu sự mâu thuẫn này một cách bi phẫn và buồn cười ở chỗ một tờ báo mà được hoan nghênh, số báo in càng nhiều thì ông chủ báo không mừng mà phải lo…

Giá trị nhận thức và tính chiến đấu trong “Bản báo cáo” của Hải Triều thể hiện ở chỗ ông dám nói lên sự thật tối đa, chỉ rõ những luận điệu lừa dối của thực dân bằng diễn ngôn chính luận sắc sảo, dám vạch mặt, tấn công vào những sắc luật vô lý, nguyên nhân gây ra tình cảnh buồn chán của báo chí nước ta và lập luận về tính tư tưởng, chỉ ra tư chất và đạo đức nghề nghiệp cần phải có của người làm báo chân chính cũng như thái độ dũng cảm của họ vì nền báo chí cách mạng…

Hải Triều đi đến đề xuất một động thái, một chương trình làm việc vừa cụ thể vừa thiết thực cả trước mắt và lâu dài xuất phát từ tư tưởng và tư duy luận lý sắc bén, có tính sách lược và chiến lược đúng đắn của một nhà báo giàu kinh nghiệm: Có thể khái quát 7 chương trình làm việc mà Hải Triều đề xuất như sau:

1. Trù bị một chiến tuyến chung về báo giới để vận động tự do ngôn luận. Hãy ủng hộ nhau, tiếp giáo cho nhau để yêu cầu của chúng ta mau thành.

2. Gửi ngay thơ kể rõ tình hình báo chí, ngôn luận xứ ta cho quan Tổng trưởng Bộ thuộc địa biết và tất cả những hội đảng về phái tả ở Pháp để người ta ủng hộ lời yêu cầu của mình.

3. Thảo ngay một tập sách về chữ Pháp và Quốc văn nói về tình hình ngôn luận trong xứ từ báo Quốc âm đến Pháp văn, phát không, hay bán với một gía rất rẻ cho cả quần chúng đều đọc được, cùng gửi biếu các nhà tai mắt ở Đông Dương và ở Pháp… Làm như thế là để cho tất cả mọi người đều nhận vấn đề ngôn luận tự do cần thiết cho dân chúng Đông Dương ra thế nào.

4. Quyên tiền gởi một anh em trong làng báo qua Pháp, để vận động ngay tài chánh giới nước Pháp. Có làm như thế dư luận Pháp mới để ý đến cái tình thế ngôn luận ở xứ ta và thuận nhận lời yêu cầu của chúng ta vậy.

5. Tổ chức một nghiệp đoàn của những người viết báo để tiện việc bênh vực quyền lợi của chúng ta. Trong khi chờ đợi nghiệp đoàn thành lập, nên dự trù lập một Hội Ái hữu của các nhà viết báo ở Trung Kỳ, như Hội Ái hữu ở Nam Kỳ vậy.

6. Trao đổi với các bạn đồng nghiệp trong Nam ngoài Bắc để tổ chức một cuộc Đông Dương Đại hội về báo giới để dự trù lập liên đoàn, thảo luận sách lược để yêu cầu tự do ngôn luận làm sao cho khắp cả nước đều có một cuộc vận động cho thật thống nhất, như thế công việc mới mau có kết quả.

7. Trước khi Hội nghị toàn kỳ này giải tán, anh em chị em nên cử một Ủy ban chánh thức để thực hành cái chương trình làm việc mà anh em sẽ ủy thác cho họ.

Qua “Bản báo cáo”, đã chứng tỏ Hải Triều là một nhà báo có tài, có tâm và có đức, luôn khát khao phụng sự nhân dân, sự nghiệp cách mạng, và sự nghiệp báo chí của Đảng một cách chân thành, nhiệt huyết.                                       

“Bản báo cáo” của Hải Triều đọc tại Hội nghị Báo giới Trung kỳ ngày 27/3/1937 đến nay đã 85 năm. Ngày nay, nước Việt Nam được thống nhất, độc lập, đang trên con đường dựng xây, hội nhập và phát triển. Báo chí đang trở thành nhân tố góp phần quyết định sự thắng lợi của sự nghiệp dựng xây và bảo về Tổ quốc. Tự do ngôn luận báo chí được Đảng và Nhà nước ta yêu cầu thực hiện và đã thành chương trình hành động cao đẹp mà mọi nhà báo phấn đấu thực hiện một cách hiệu quả. Có được không khí dân chủ và tự do ngôn luận báo chí như hôm nay, chúng ta càng nhớ ơn, yêu quí và kính trọng nhân cách công dân, tài năng và sự nghiệp báo chí cao cả của nhà báo cách mạng Hải Triều.

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giải Báo chí Hải Triều dưới góc nhìn đa chiều của ban giám khảo

Giải Báo chí (BC) Hải Triều lần thứ IV - năm 2023 đã tìm được các chủ nhân. Trưởng khoa Báo chí Truyền thông – Đại học Khoa học Huế Phan Quốc Hải, nhà báo Minh Tự (Báo Tuổi Trẻ) và Đạo diễn Nguyễn Vinh Quang (Trung tâm Truyền hình Nhân Dân – Chi nhánh Đà Nẵng) - 3 trong 7 thành viên Ban giám khảo (BGK) đã có những chia sẻ về giải, gợi mở kinh nghiệm để tác phẩm báo chí của Huế chạm đến "sân chơi” quốc gia.

Giải Báo chí Hải Triều dưới góc nhìn đa chiều của ban giám khảo
Làm sáng tỏ thêm vai trò chủ đạo của tuần báo Nhành Lúa và Kinh tế Tân văn

Ngày 12/4, Hội Nhà báo tỉnh, Báo Thừa Thiên Huế và Hội Khoa học lịch sử tỉnh tổ chức hội thảo khoa học “Vai trò chủ đạo của tuần báo Nhành Lúa và Kinh tế Tân văn trong mặt trận dân chủ Đông Dương (1936-1939) ở Thừa Thiên Huế” nhân kỷ niệm 85 năm tuần báo Nhành Lúa và Kinh tế Tân văn - cơ quan ngôn luận của Tỉnh ủy Thừa Thiên và Xứ ủy Trung Kỳ ra số đầu tiên tại Huế (1937-2022).

Làm sáng tỏ thêm vai trò chủ đạo của tuần báo Nhành Lúa và Kinh tế Tân văn
Return to top