ClockThứ Ba, 12/04/2022 14:07

Làm sáng tỏ thêm vai trò chủ đạo của tuần báo Nhành Lúa và Kinh tế Tân văn

TTH.VN - Ngày 12/4, Hội Nhà báo tỉnh, Báo Thừa Thiên Huế và Hội Khoa học lịch sử tỉnh tổ chức hội thảo khoa học “Vai trò chủ đạo của tuần báo Nhành Lúa và Kinh tế Tân văn trong mặt trận dân chủ Đông Dương (1936-1939) ở Thừa Thiên Huế” nhân kỷ niệm 85 năm tuần báo Nhành Lúa và Kinh tế Tân văn - cơ quan ngôn luận của Tỉnh ủy Thừa Thiên và Xứ ủy Trung Kỳ ra số đầu tiên tại Huế (1937-2022).

Báo Nhành Lúa và Kinh tế Tân văn trong dòng chảy báo chí Cách mạng Việt Nam ở Thừa Thiên HuếNhành Lúa với những ưu việt trong hoạt động báo chíPhát huy giá trị của báo Nhành Lúa và Kinh tế Tân vănĐóng góp của tập thể báo Nhành Lúa và báo Kinh tế Tân vănThơ văn tranh đấu trên tuần báo “Kinh tế tân văn”Giá trị nhận thức và tính chiến đấu qua “Bản báo cáo” của Hải TriềuVai trò chủ đạo của Báo Nhành lúa và Kinh tế tân văn trong Mặt trận dân chủ Đông Dương (1936-1939) ở Thừa Thiên HuếĐôi nét về diện mạo và thể loại báo Kinh tế tân vănNhành Lúa và Kinh tế Tân văn, niềm tự hào của báo chí cách mạngBáo Nhành Lúa – Mũi xung kích trong cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 ở Thừa Thiên Huế

Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm phát biểu tại hội thảo

Quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Đảng, những người hoạt động cộng sản ở Huế và Trung kỳ nhanh chóng nắm bắt tình hình, ứng phó một cách linh hoạt, khẩn trương đưa người để đứng tên xin ra báo hợp pháp làm cơ quan ngôn luận.

Được Xứ ủy lâm thời Trung kỳ nhất trí, ngay từ giữa năm 1936, các Đảng viên ở Huế (đa số là những cựu tù chính trị vừa được Chính phủ Mặt trận Bình dân Pháp thả ra) thông qua các nhà báo Hồ Cát, Phạm Bá Nguyên, Nguyễn Xuân Lẽ - là những người của Đảng hoạt động chưa bị lộ tiến hành làm thủ tục đứng tên xin phép xuất bản tuần báo Kinh tế Tân văn số 1 ra ngày 9/1/1937 và Nhành Lúa số 1 ngày 15/1/1937 làm vũ khí đấu tranh.

Ra đời trong một hoàn cảnh hết sức hà khắc, hai tuần báo Nhành Lúa và Kinh tế Tân văn chỉ tồn tại hơn hai tháng với 9 số, Kinh tế Tân văn cũng hơn hai tháng và ra được 4 số thì bị chế độ thực dân bóp chết.

Mặc dù chỉ tồn tại một thời gian ngắn, nhưng cả hai tuần báo có sức hấp dẫn, đã đi vào đời sống thợ thuyền, quần chúng lao động, trí thức yêu nước... và ảnh hưởng tích cực khá dài về sau. 

Hội thảo thu hút 16 tham luận, các tác giả đã mang đến hội thảo nhiều góc nhìn mới, tư liệu mới, về một số nhà báo đã tham gia Ban biên tập Nhành Lúa và Kinh tế Tân văn và làm sáng tỏ vai trò chủ đạo của báo chí trong giai đoạn 1936- 1939 ở Huế. Nguyên ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm cho rằng, 2 tuần báo đã có nhiều đóng góp trong hoạt động báo chí và cả trong hoạt động chính trị. Sự ra đời, hoạt động tuyên truyền hiệu quả của Nhành Lúa và Kinh tế Tân văn đã xác lập chỗ đứng trong dòng chảy lịch sử báo chí cách mạng ở Huế, miền Trung và rộng ra là cả nước, trong đó nổi bật lên vai trò chủ đạo của các nhà báo, đồng thời là nhà hoạt động cách mạng.

Các tham luận khẳng định Nhành Lúa và Kinh tế Tân văn thực sự là một mắt xích quan trọng trong dòng chảy báo chí cách mạng Việt Nam. Trên cơ sở đó, các cơ quan ngôn luận, báo chí của Đảng bộ tỉnh tiếp tục con đường đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng quê hương.

Hội thảo cũng đề xuất nên xây dựng một bảo tàng báo chí ở Huế; đồng thời, tổ chức xây dựng hồ sơ di sản tư liệu cho báo chí cách mạng ở Thừa Thiên Huế.

Tin, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

1.500 đại biểu tham dự hội nghị da liễu Quốc tế

Tối 21/11, hội nghị Da liễu Quốc tế diễn ra phiên khai mạc chính thức. Hội nghị do Bệnh viện Da liễu Trung ương, Sở Y tế, Bệnh viện Da liễu tỉnh phối hợp tổ chức. Sự kiện quy tụ hơn 1.500 đại biểu trong, ngoài nước là các giáo sư, phó giáo sư, bác sĩ, dược sĩ, chuyên gia trong lĩnh vực da liễu, thẩm mỹ.

1 500 đại biểu tham dự hội nghị da liễu Quốc tế
Tìm hiểu truyền thống văn hóa lịch sử:
Cách làm hay ở Kim Long

Đảng ủy phường Kim Long (TP. Huế) đã tổ chức cuộc thi trực tuyến tìm hiểu truyền thống văn hóa lịch sử cách mạng địa phương. Đây là hình thức truyền thông giáo dục sinh động, không chỉ giúp lan tỏa giá trị lịch sử mà còn góp phần nâng cao nhận thức trong các tầng lớp Nhân dân…

Cách làm hay ở Kim Long
Trường Cao đẳng Huế:
Đăng cai Hội thảo "Xã hội và văn hoá châu Á trong thời kỳ công nghệ số"

Với chủ đề "Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số", hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á sẽ diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế. Được Trường Cao đẳng Huế đồng chủ trì tổ chức, đây là lần đầu tiên Trường Cao đẳng Huế vinh dự đăng cai tổ chức sự kiện này.

Đăng cai Hội thảo Xã hội và văn hoá châu Á trong thời  kỳ công nghệ số
Return to top