ClockThứ Ba, 28/06/2022 13:00

Giảm nghèo cho vùng “lõi nghèo”

TTH - Để tích cực giảm nghèo ở vùng “lõi nghèo”, xã Bình Tiến, TX. Hương Trà đang triển khai nhiều giải pháp để tạo bước đột phá, xây dựng nền tảng bền vững để tiến tới triển khai thuận lợi các Chương trình mục tiêu quốc gia tại địa phương.

Giảm nghèo bền vững, ổn định thu nhập cho người dânBình Tiến nỗ lực về đích nông thôn mới

Trao quà hỗ trợ hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn xã Bình Tiến

Trong điều kiện của một xã mới sáp nhập, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trình độ dân trí và mức thu nhập của người dân còn chênh lệch khá cao, xã Bình Tiến hiện còn 70 hộ nghèo (tập trung chủ yếu ở thôn 2, ở địa bàn Hồng Tiến cũ), với 220 nhân khẩu, chiếm 4,43%; 104 hộ cận nghèo, với 390 nhân khẩu, chiếm 6,58%. Trong đó, số hộ nghèo, cận nghèo đồng bào dân tộc thiểu số chiếm lần lượt 54,28% và trên 73% số hộ nghèo, cận nghèo toàn xã.

Bình Tiến được coi là lõi nghèo của Hương Trà, bởi việc phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp với tỷ trọng chiếm hơn 90%, nền sản xuất còn mang tính tự túc, tự cấp, tập quán canh tác còn lạc hậu; hệ thống cơ sở hạ tầng mặc dù đã được đầu tư những vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội… Bên cạnh đó, tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước vẫn còn tồn tại ở một số bộ phận người dân, nguy cơ gia tăng khoảng cách về phát triển KT-XH của Bình Tiến so với mặt bằng chung của các địa phương khác là rất lớn.

Chủ tịch UBND xã Bình Tiến - ông Nguyễn Trung Kiên bày tỏ, đa phần hộ nghèo ở Bình Tiến là các trường hợp già cả, neo đơn, mồ côi… Để giúp người dân Bình Tiến, nhất là bà con Hồng Tiến (trước đây) có điều kiện vươn lên thoát nghèo, vừa rồi, xã tổ chức họp, đề ra giải pháp, qua đó, giao cho các đoàn thể nhận giúp đỡ 5 hộ thoát nghèo, mặt trận thị xã cùng các ban, ngành nhận giúp đỡ 10 hộ. Qua rà soát, có 4 hộ ở thôn 2 xin ra khỏi hộ nghèo, một số hộ khác xin được cấp đất để phát triển kinh tế.

“Với các trường hợp có lao động nhưng thiếu tư liệu sản xuất, không có đất, không có vốn, chúng tôi sẽ làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội để tập trung đưa các nguồn vốn vay cho hộ nghèo, cận nghèo được ưu tiên vay vốn, dưới sự giám sát của đoàn thể, địa phương”, ông Kiên nói.

Theo Bí thư Đảng ủy xã Bình Tiến - ông Hoàng Trọng Chiến, Đảng ủy xã cũng ra nghị quyết giao mỗi thôn, mỗi chi bộ phấn đấu giảm hộ nghèo từng năm ở thôn, chi bộ mình. Việc triển khai nhiệm vụ không phải trách nhiệm của riêng cá nhân, đoàn thể nào mà là sức mạnh tổng hợp của các nguồn lực, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.

Quan tâm đời sống kinh tế, nhiều chương trình dự án được Bình Tiến tập trung đầu tư cho người dân Hồng Tiến. Hiện địa phương thuê đơn vị đo đạc, phân lô 83ha đất để giao cho các gia đình chính sách, bà con các dân tộc thiểu số, hộ nghèo, cận nghèo… có lao động, nhưng không có đất được thuê đất trồng rừng, tạo điều kiện phát triển kinh tế theo QĐ 41 của UBND tỉnh. Theo đó, mỗi hộ sẽ được giao 1ha đất rừng trong 15 năm (trồng rừng gỗ lớn 2 chu kỳ). Qua đó, người dân sẽ có thu nhập cơ bản để thoát nghèo.

Bài, ảnh: Hoàng Quân

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đồng bộ giải pháp giảm nghèo

Với nhiều mô hình và cách tiếp cận để hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo hiệu quả, giai đoạn 2022 - 2024, phường Hương Sơ (TP. Huế) đã giảm được 89 hộ nghèo, đưa số hộ nghèo từ 123 hộ xuống còn 34 hộ vào thời điểm cuối tháng 10/2024.

Đồng bộ giải pháp giảm nghèo
Khởi công nhà nhân ái tại xã Điền Hải

Ngày 5/11, Hội Thầy thuốc trẻ, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh phối hợp cùng Đoàn thanh niên Bệnh viện Trung ương Huế, Huyện Đoàn Phong Điền tổ chức khởi công nhà nhân ái cho gia đình ông Lê Văn Nuôi (xã Điền Hải, Phong Điền).

Khởi công nhà nhân ái tại xã Điền Hải
Già làng, người có uy tín - Cầu nối cho hành trình giảm nghèo

Huyện miền núi A Lưới đã vinh dự khi được công nhận thoát khỏi danh sách 74 huyện nghèo của cả nước. Đây là kết quả của sự nỗ lực bền bỉ từ chính quyền và cộng đồng, đặc biệt có vai trò của các già làng, người có uy tín (NCUT). Với tâm huyết và sự hiểu biết sâu sắc về phong tục, tập quán, họ đã trở thành cầu nối, giúp bà con dân tộc thiểu số (DTTS) vượt qua khó khăn và phát triển kinh tế bền vững.

Già làng, người có uy tín - Cầu nối cho hành trình giảm nghèo
Return to top