ClockThứ Tư, 07/08/2024 14:17

Gương mẫu thực hiện văn hóa giao thông

TTH - Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người trẻ về an toàn giao thông (ATGT) thông qua những chương trình, hoạt động trực quan và bổ ích là hoạt động tuổi trẻ Thừa Thiên Huế hướng đến.

Trên 400 đoàn viên, thanh niên tham gia truyền thông văn hoá giao thông

Hướng dẫn lái xe an toàn cho đoàn viên, thanh niên 

Đa dạng hình thức tuyên truyền

Giữa tháng 7 vừa qua, Tỉnh đoàn tổ chức chương trình “Ngày hội Thanh niên với văn hóa giao thông 2024” tại huyện Phong Điền. Chương trình thu hút hàng trăm đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tham gia, với đa dạng các hoạt động, như: Tập huấn tuyên truyền pháp luật về giao thông đường bộ và kỹ năng lái xe an toàn cho ĐVTN; tặng quà cho 16 ĐVTN và gia đình khó khăn có người thân bị tai nạn giao thông; ra mắt Đội hình thanh niên tình nguyện tham gia ứng cứu tai nạn giao thông…

Tham gia tuần hành tuyên truyền về ATGT trên các tuyến đường chính của huyện Phong Điền, bạn trẻ Hoàng Hữu Chinh hồ hởi chia sẻ, xã hội phát triển kéo theo số lượng phương tiện tham gia giao thông ngày một lớn. Tham gia tuyên truyền ATGT đến đông đảo mọi tầng lớp nhân dân là cách làm hiệu quả nhằm bảo vệ bản thân, gia đình và xã hội khỏi những hậu quả đáng tiếc.

“Thế hệ trẻ luôn giữ vai trò tiên phong trong các phong trào hoạt động. Với hoạt động tuyên truyền ATGT cũng vậy. Mỗi ĐVTN sẽ là một “Tuyên truyền viên” đến gia đình, người thân và bạn bè. Từ đó, khuyến khích toàn xã hội chung tay vì ATGT”, đoàn viên Nguyễn Thị Nga bộc bạch.

Dịp này, Tỉnh đoàn còn tổ chức Hội thi “Tìm hiểu pháp luật về giao thông - Ứng dụng công nghệ trong công tác đảm bảo ATGT” trong ĐVTN năm 2024. Qua hội thi, các địa phương sẽ tìm ra được những báo cáo viên, tuyên truyền viên tiêu biểu, xuất sắc trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật ATGT. Từ đó, góp phần phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các đội, nhóm thanh niên xung kích, tình nguyện tham gia giữ gìn trật tự ATGT.

Ngay từ đầu năm, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trật tự ATGT cho thanh, thiếu niên được tuổi trẻ Thừa Thiên Huế chú trọng triển khai với các hoạt động, như: Ra quân phối hợp bảo đảm trật tự ATGT, trật tự an toàn xã hội dịp tết Nguyên đán và các ngày lễ lớn; tổ chức Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu pháp luật giao thông đường bộ năm 2024 tại huyện Phong Điền…

Đại diện Tỉnh đoàn cho biết, những hoạt động trên thể hiện ý thức trách nhiệm của tuổi trẻ trong giữ gìn trật tự ATGT; tạo cơ hội cho mỗi ĐVTN thể hiện tinh thần xung phong, tình nguyện góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông, hình thành văn hóa giao thông lành mạnh trong cộng đồng.

Nhân rộng những mô hình hiệu quả

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, đảm bảo ATGT, thời gian qua, các cấp bộ đoàn đã có nhiều nỗ lực xây dựng và triển khai các hoạt động, thực hiện các giải pháp góp phần bảo đảm trật tự ATGT, như: Tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trật tự ATGT; triển khai cuộc vận động “Thanh niên với văn hóa giao thông”; vận động thanh niên thực hiện các hành vi văn hóa khi tham gia giao thông.

Bên cạnh đó, các cơ sở đoàn còn chú trọng xây dựng các mô hình hoạt động có hiệu quả được dư luận xã hội đồng tình, ủng hộ và đánh giá cao. Tính đến hết năm 2023, toàn tỉnh đã duy trì và thành lập mới 102 đội hình “Thanh niên tình nguyện tham gia ứng cứu tai nạn giao thông” với hơn 4.120 thành viên tham gia tại các địa phương; 323 mô hình “Cổng trường ATGT”...

Bí thư Tỉnh đoàn Nguyễn Thanh Hoài cho biết, thông qua các hoạt động tham gia giữ gìn, đảm bảo trật tự ATGT đã tạo cơ hội cho mỗi ĐVTN thể hiện tinh thần xung kích, tình nguyện góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông. Qua đó, từng bước xây dựng thói quen ứng xử có văn hóa, đúng pháp luật và hình thành ý thức tự giác tuân thủ pháp luật khi tham gia giao thông.

Các cấp bộ đoàn, hội, đội toàn tỉnh sẽ tiếp tục tập trung tổ chức tốt các hoạt động tham gia giữ gìn trật tự ATGT; nhân rộng các mô hình hay, hiệu quả. Đồng thời, tổ chức tuyên dương các điển hình thanh thiếu nhi có thành tích trong tham gia bảo đảm an ATGT.

Bài, ảnh: MINH NGUYÊN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

TIN MỚI

Return to top