ClockThứ Ba, 07/07/2015 16:30

Hà Nội chính thức đặt tên đường Trịnh Công Sơn

TTH.VN - Với đa số phiếu đồng thuận, HĐND TP Hà Nội đã đặt tên 19 đường phố, trong đó có phố Trịnh Công Sơn dài 900m và đường Nguyễn Đình Thi dài hơn 2,2km ở quận Tây Hồ. 

Tại kỳ họp HĐND lần này, UBND TP Hà Nội đưa ra tờ trình về việc đặt tên và điều chỉnh độ dài 19 tuyến đường, phố mới. Hà Nội đặt tên đường Nguyễn Đình Thi cho tuyến đường dài hơn 2,2km, rộng 7,5 - 9,5m từ ngã ba giao cắt đường Thanh Niên cạnh vườn hoa Lý Tự Trọng đến ngã ba giao cắt phố Trích Sài trên địa bàn quận Tây Hồ. 

Hà Nội chính thức có tên đường Trịnh Công Sơn
Hà Nội chính thức có tên đường Trịnh Công Sơn

HĐND TP Hà Nội cũng quyết định đặt tên đường phố Trịnh Công Sơn cho đoạn đường dài 900, rộng 9,5 - 12,5m, từ ngõ 162 Lạc Long Quân đến điểm giao với dốc đê đường Âu Cơ cạnh trường THPT Phan Chu Trinh cũng trên địa bàn quận Tây Hồ.

Trong đợt đặt tên đường phố lần này, HĐND TP Hà Nội cũng quyết định đặt tên 6 tuyến phố trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm gồm: Hoàng Liên, Châu Đài, Sùng Khanh, Trung Tựu, Đăm, Thanh Lâm. Trên địa bàn quận Cầu Giấy có 3 đường phố mới dự kiến được đặt tên Mạc Thái Tổ, Mạc Thái Tông, Phạm Văn Bạch.

Trên địa bàn quận Nam Từ Liêm có 3 đường phố mới được đặt tên gồm Đại Linh, Do Nha, Nguyễn Hoàng. Quận Hà Đông và Long Biên có một đường phố mới là Yên Lộ, Phúc Lợi.

HĐND TP Hà Nội cũng đã biểu quyết thông qua việc bãi nhiệm tư cách đại biểu HĐND với bà Châu Thị Thu Nga. Trước đó, MTTQ TP Hà Nội đã gửi văn bản chính thức đề nghị với Thường trực HĐND TP Hà Nội có tờ trình trình HĐND bãi nhiệm bà Châu Thị Thu Nga.

Thường trực HĐND TP Hà Nội nêu rõ, uy tín của bà Nga giảm sút, không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của cử tri, ảnh hưởng xấu đến HĐND TP Hà Nội. “Đại biểu HĐND nào không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân thì tùy mức độ sai phạm sai lầm mà bị HĐND hoặc cử tri bãi nhiệm theo đề nghị của UB MTTQ Việt Nam cùng cấp”, Thường trực HĐND TP Hà Nội nêu rõ.

Quang Phong (Theo Dân trí)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát động các cuộc thi về biên giới, biển đảo

Ngày 7/5, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Lễ phát động cuộc thi viết “Tìm hiểu về biên giới tỉnh Thừa Thiên Huế và truyền thống 60 năm BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế” và cuộc thi ảnh “Tự hào biên giới, biển đảo quê hương Thừa Thiên Huế” năm 2024.

Phát động các cuộc thi về biên giới, biển đảo
Hoa nở trên chiến trường xưa

Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) năm 1954, Điện Biên bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh. Từ chỗ là chiến trường đổ nát, hoang tàn, bằng nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền, quân và dân các dân tộc trong tỉnh dựng xây, phát triển, ĐBP hôm nay đang vươn mình mạnh mẽ, từng bước phấn đấu trở thành trung tâm kinh tế - xã hội (KT-XH) của khu vực Tây Bắc.

Hoa nở trên chiến trường xưa
Hải quân Nhân dân Việt Nam: 69 năm hành trình giữ biển

Ngày 7/5/1955, Bộ Quốc phòng ra Nghị định thành lập Cục Phòng thủ bờ bể, là “cơ quan giúp Bộ Tổng tư lệnh chỉ đạo các lực lượng phòng thủ bờ bể, tổ chức đào tạo cán bộ, nhân viên thủy thủ; sản xuất, sửa chữa dụng cụ, phương tiện về thủy quân; xây dựng các thủy đội để bàn giao cho các khu và liên khu làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên các vùng sông, biển”; trở thành mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Hải quân Nhân dân Việt Nam 69 năm hành trình giữ biển
Ngày 7/5/1954: Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng

17 giờ 30 phút ngày 7/5/1954, tướng De Castries (Đờ Cát) cùng toàn bộ Bộ tham mưu của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị bắt sống. Ngay trong đêm đó, quân ta tiếp tục tiến công phân khu Nam, đánh địch chạy về Thượng Lào. Đến 24 giờ, toàn bộ quân địch đã đầu hàng. Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng!

Ngày 7 5 1954 Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng

TIN MỚI

Return to top