ClockThứ Bảy, 26/09/2020 07:10

Huế sau khi bão qua

TTH - Tôi cho xe vòng vòng vài con đường phố Huế. Ý rằng, ban ngày xem ra nhiều con đường có phần xơ xác do bão số 5; ban đêm thử xem phố xá thế nào?

Huy động tổng lực để dọn rác cây xanhVẫn chuyện cây xanh đô thị

Đường phố Huế dần phong quang trở lại. Ảnh: TUẤN KIỆT

Trời đêm có vẻ như che kín những khiếm khuyết của những gì bão gây ra. Dọc sông Hương nhìn từ bên này qua bên kia vẫn lung linh và đẹp. Qua nhiều khu phố, nhịp sống vẫn sôi động như chẳng hề hấn gì. Thậm chí, có cảm giác như có phần sôi động hơn. Ấy là những gì tôi nhìn thấy và cảm nhận trong đêm nay - 4 ngày sau bão đi qua.

Tôi đã khá trầm tư với một câu hỏi: điều gì đã làm nên sự mạnh mẽ của cuộc sống này? Chẳng phải từ hôm tết đến nay, hai cơn biến động dữ dội chẳng khác gì bão số 5 đã nhấn chìm hàng ngàn tỷ đồng do dịch bệnh. Cuộc sống của người dân đầy xáo trộn. Bão số 5 làm một cú bồi lấy đi ước chừng khoảng 500 tỷ nữa. Thế mà cuộc sống vẫn cứ bừng lên – thật lạ.

Thêm một ngày nữa, nhiều đường phố đã sạch sẽ, khang quang. Buổi sớm mai, người dân vẫn đạp xe, bách bộ. Dòng người vẫn lũ lượt ngược xuôi.

Khó gì thì khó nhưng người dân vẫn nhanh thích ứng. Có lẽ đây là động lực chính để đẩy nhanh cuộc sống trở lại với nhịp sống bình thường. Người làm công chớp được rất nhanh các cơ hội việc làm bày ra. Xây lại tường rào, lợp lại mái nhà, sửa lại chiếc cửa, làm lại khung biển quảng cáo… Những nhu cầu quán xá dần trở lại bình thường đã góp một phần rất lớn đẩy nhu cầu tiêu dùng của thành phố tăng cao. Chính vì vậy mà nó làm nên sự sôi động chăng?

Công nhân môi trường thu gom cây gãy đổ sau bão

Nhưng nguồn tiền từ đâu góp mặt cho tiêu dùng? Một phần là từ sản xuất, kinh doanh hiện tại mà ra. Gì thì gì nhưng đồng tiền vẫn cứ lưu thông để phục vụ những nhu cầu của người dân đã định hình – chi tiêu cho mua sắm vào đầu năm học mới; chi tiêu cho việc khắc phục những thiệt hại sau bão; chi tiêu cho nhu cầu quán xá sau một thời gian dài giãn cách, cách ly; chi tiêu cho ăn, cho mặc, cho vui chơi giải trí với nhiều mức độ hưởng thu, tiêu dùng khác nhau…

Nguồn tiền từ người dân tích lũy được để “phòng thân phòng thổ”. Nói một cách nôm na là dù thu nhập thế nào cũng phải có của dành dụm, "của ăn của để", phòng lúc khó khăn bất trắc. Có lẽ, đó là một đức tính rất đặc trưng của con người Huế. Không biết có phải vì thế mà người ta thường cho rằng dân "Mệ" giàu ngầm là gì?

Tốc độ đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ và những đợt tăng đột biến bất động sản gần đây cũng góp một phần phân bổ lại nguồn tiền, bổ sung vào gói tiêu dùng. Những người nhiều đất ở vùng ven bỗng trở thành tỷ phú là chuyện thường. Nhu cầu xây dựng nhà ở, buôn bán bất động sản cũng làm “mồi” kéo thêm một nguồn tiền từ ngân hàng để bổ sung vào dòng lưu thông tiền tệ; từ đó tạo ra công ăn việc làm, phân bổ lại thu nhập và chi tiêu.

Và có lẽ, một nguồn chi tiêu lớn khác là tăng chi tiêu đầu tư công. Hơn 4.000 tỷ đồng chi tiêu đầu tư công trong năm nay ở Thừa Thiên Huế không phải là con số nhỏ. Chi tiêu đầu tư công tạo ra công trình; thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển; tạo ra công ăn việc làm và kích thích chi tiêu…

Hiện nay đang bước vào mùa mưa bão, dự đoán những khó khăn sẽ còn gặp phải. Tình hình dịch bệnh trong nước đã tạm ổn định, nhưng thế giới vẫn còn phức tạp nên chưa biết sẽ như thế nào; hụt thu ngân sách là chuyện thực tế… Vì vậy, vui thì vui với sự sôi động trở lại của cuộc sống nhưng có lẽ cách tốt nhất là vẫn phải e dè – dè dặt chi tiêu?

Bài: NGUYÊN LÊ - Ảnh: BẢO CHÂU

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khu vực dự kiến thành lập quận, phường thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế dự kiến thành lập thành phố trực thuộc Trung ương:
Được công nhận đạt các tiêu chuẩn phát triển cơ sở hạ tầng đô thị

Ngày 4/9, Bộ Xây dựng đã có Quyết định 844 công nhận khu vực dự kiến thành lập quận, phường thuộc khu vực tỉnh Thừa Thiên Huế dự kiến thành lập thành phố trực thuộc Trung ương đạt các tiêu chuẩn phát triển cơ sở hạ tầng đô thị.

Được công nhận đạt các tiêu chuẩn phát triển cơ sở hạ tầng đô thị
Phun sơn, vẽ bậy gây mất mỹ quan đô thị

Dưới chân cầu, đến các hàng rào tôn vây quanh các công trình xây dựng, bờ tường; thậm chí những tấm cửa kéo của nhà dân… đã bị các đối tượng vẽ bậy tấn công gây ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị. Không khó để bắt gặp những hình ảnh vẽ bậy đó ngay giữa lòng đô thị Huế - nơi mà mọi người đang chung tay gìn giữ với tiêu chí xanh – sạch – sáng.

Phun sơn, vẽ bậy gây mất mỹ quan đô thị
Cắt tỉa cây xanh trước mùa mưa bão

Để bảo vệ cây xanh và phòng tránh cây đổ ngã trên các tuyến phố trong mùa mưa bão, Trung tâm Công viên cây xanh (CVCX) Huế đã và đang triển khai cắt tỉa cành, hạ độ cao và cắt cây trên toàn địa bàn TP. Huế.

Cắt tỉa cây xanh trước mùa mưa bão
Nhà có “rèm” cây xanh

Để chắn nắng và giảm nhiệt cho mặt tiền, đồng thời tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà, nhiều gia chủ chọn giải pháp thiết kế “rèm” cây xanh. Những khoảng không nhà xen lẫn “rèm” cây xanh mát giúp gia chủ hòa mình với thiên nhiên và thư giãn cho đôi mắt.

Nhà có “rèm” cây xanh
Khánh thành 5 trạm nhà chờ và cấp nước uống miễn phí tại các điểm du lịch

Sáng 28/7, Dự án (DA) “Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam” với sự tài trợ của WWF-Na Uy (thông qua Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam, WWF-Việt Nam) và được tiếp nhận bởi UBND TP. Huế, phối hợp với Sở Du lịch tổ chức khánh thành 5 trạm nhà chờ và máy cấp nước uống miễn phí tại các điểm du lịch chùa Thiên Mụ, phố cổ Bao Vinh, cầu Bán nguyệt - bến Me, đồi Vọng Cảnh, sới vật làng Sình (TP. Huế).

Khánh thành 5 trạm nhà chờ và cấp nước uống miễn phí tại các điểm du lịch

TIN MỚI

Return to top