ClockThứ Ba, 08/11/2016 05:56

Khắc họa hình tượng Bác qua những vở kịch

TTH - Trên cơ sở khai thác đề tài cách mạng, về Đảng, Bác Hồ, Nhà hát Nghệ thuật Ca kịch Huế đã phát huy thế mạnh của các loại hình nghệ thuật truyền thống Huế nhằm chuyển tải tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đến với đông đảo công chúng.

Một cảnh trong vở “Hồ Chí Minh – Hồi ức màu đỏ”

Những chi tiết bình dị

Một trong những thành công vang dội là vở ca kịch “Hồ Chí Minh - Hồi ức màu đỏ” được Nhà hát Nghệ thuật Ca kịch Huế xây dựng năm 2010. Khắc họa chân thực cuộc sống, nhân cách Hồ Chí Minh qua những chi tiết đời thường, giản dị, vở diễn làm rung động trái tim khán giả. Bác Hồ trong vở diễn hiện ra vĩ đại mà giản dị, cao cả mà gần gũi.

Vở kịch đoạt 32 giải thưởng của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam. Nhà hát biểu diễn hàng trăm suất diễn khắp cả nước để phục vụ cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân.

Vở diễn khác cũng gây xúc động không kém là “Sáng trong như ngọc, một con người” được dàn dựng nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - người con của quê hương Thừa Thiên Huế. Vở diễn thể hiện hình tượng một vị đại tướng, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa có tài thao lược, vừa có tấm lòng yêu nước. Ngoài ra, vở kịch chuyển thể “Điều không thể mất” được Nhà hát Nghệ thuật Ca kịch Huế biểu diễn với thông điệp ca ngợi bản chất cao đẹp của những người lính bộ đội Cụ Hồ trong những năm tháng chiến tranh, được khán giả và giới nghệ sĩ đánh giá cao. Hay vở “Dòng sông đỏ” về đề tài chiến tranh cách mạng, ôn lại, hun đúc thêm tinh thần, ý chí đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc của quân và dân Thừa Thiên Huế trong những năm tháng kháng chiến ác liệt nhất...

Trần Tuấn Lin là diễn viên Nhà hát Nghệ thuật Ca kịch Huế đã có nhiều cố gắng thể hiện hình tượng Nguyễn Tất Thành trong vở “Hồ Chí Minh - Hồi ức màu đỏ”, mới đây là vở kịch “Bến đợi” của Đài Truyền hình Việt Nam và vào vai Đại tướng Nguyễn Chí Thanh trong vở “Sáng trong như ngọc, một con người”. Anh tâm sự: “Với người nghệ sĩ, được thể hiện hình tượng của Bác là niềm tự hào không phải ai cũng có được. Tôi cố gắng nghiên cứu tư liệu lịch sử để thể hiện thành công hình tượng của Bác từ dáng đi, giọng nói, cử chỉ...”.

Hóa thân chân thật

Tư liệu về tấm gương của Bác và các bậc vĩ nhân đã có sẵn trong lịch sử. Nhưng, chuyển tải làm sao để người xem thấy được tính chân thật, đi vào lòng người không phải là điều đơn giản. NSND Nguyễn Ngọc Bình, Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật Ca kịch Huế chia sẻ: “Khi xây dựng vở “Hồ Chí Minh - Hồi ức màu đỏ”, chúng tôi khai thác những chi tiết bình dị nhất thông qua những câu chuyện có thật trong đời thường của Người. Những chuyện kể về cuộc đời Hồ Chủ tịch được chắt lọc, nghệ thuật hóa, hình tượng hóa một cách sinh động và xúc động”.

NSND Nguyễn Ngọc Bình cho biết thêm, để thể hiện hình tượng Bác Hồ, ngoài tính cách, người diễn viên phải hội đủ những yếu tố về ngoại hình và phong thái điềm đạm, chín chắn từ cách đi đứng, cử chỉ đến cách nói, giọng nói. Khi hóa thân vào nhân vật, những vai diễn tác động tích cực trở lại đối với diễn viên. Trần Tuấn Lin bộc bạch: “Mỗi khi thể hiện hình tượng của Bác Hồ, mặc bộ trang phục Người vẫn thường mặc, tôi ý thức mình phải chỉn chu từ công việc đến sinh hoạt đời thường. Điều đó rèn luyện cho tôi nếp sống mẫu mực”.

Là đơn vị nghệ thuật có chức năng bảo tồn, phát huy các loại hình nghệ thuật truyền thống ca Huế và ca kịch Huế, Chi bộ Nhà hát Nghệ thuật Ca kịch Huế đã lãnh đạo cán bộ, đảng viên, vận động quần chúng xây dựng đơn vị lớn mạnh về tổ chức, dàn dựng nhiều chương trình nghệ thuật, vở diễn có nội dung tốt, có tính nghệ thuật cao để hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, phục vụ Nhân dân, phục vụ các nhiệm vụ chính trị, xứng đáng là đơn vị nghệ thuật của một vùng đất văn hóa.

MINH HIỀN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ (10/10/1954 - 10/10/2024)
Xứng danh với lời căn dặn của Bác Hồ

Ngày 10/10/1954, Thiếu tướng Vương Thừa Vũ - Đại đoàn trưởng Đại đoàn 308, kiêm Chủ tịch Ủy ban Quân chính Hà Nội tiến về tiếp quản Thủ đô.

Xứng danh với lời căn dặn của Bác Hồ
Tấm lòng của Bác Hồ với thương binh, liệt sĩ

Trên nhật báo Quyết Chiến, cơ quan ủng hộ chính quyền nhân dân, xuất bản tại Huế, có in bức thư của Hồ Chủ tịch, đề ngày 4/12/1945, gửi các chiến sĩ cùng đồng bào Nam Bộ và Nam Trung Bộ...

Tấm lòng của Bác Hồ với thương binh, liệt sĩ
Bác Hồ - Những câu chuyện và bài học

Đó là tên cuốn sách thứ năm của TS. Chu Đức Tính (nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh) viết về Bác Hồ. Tác giả là một trong số không nhiều những nhà nghiên cứu chuyên sâu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tâm nguyện “nhằm chứng minh một chân lý đã được khẳng định: Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người cộng sản mẫu mực, một lãnh tụ nói đi đôi với làm” - như tác giả đã tâm sự đầu cuốn sách.

Bác Hồ - Những câu chuyện và bài học
Bác Hồ với thiếu nhi và truyền thống văn hóa gia đình Việt Nam

Triển lãm chuyên đề “Thừa Thiên Huế với công tác xây dựng văn hóa gia đình”; Hội thi rung chuông vàng “Bác Hồ với thiếu nhi và truyền thống văn hóa gia đình Việt Nam” diễn ra chiều 27/6 tại xã Thủy Thanh. Hoạt động do Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh phối hợp Phòng Văn hóa & Thể thao, Phòng Giáo dục & Đào tạo TX. Hương Thủy tổ chức.

Bác Hồ với thiếu nhi và truyền thống văn hóa gia đình Việt Nam
Nơi lưu dấu chân Người

Thuở niên thiếu, Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình đã từng sinh sống, lao động, học tập và tham gia các hoạt động yêu nước ở Thừa Thiên Huế trong thời gian gần 10 năm. Đó là thời kỳ từ năm 1895 - 1901, khi Người mang tên Nguyễn Sinh Cung (5 - 11 tuổi) và thời kỳ thứ 2 từ năm 1906 - 1909, khi Người mang tên Nguyễn Tất Thành (16 - 19 tuổi).

Nơi lưu dấu chân Người
Return to top