ClockChủ Nhật, 18/12/2016 13:02

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng lăng Bác và tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946 - 19/12/2016), sáng 18/12, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ.

Dự lễ viếng có các ông: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu và Nông Đức Mạnh; Chủ tịch nước Trần Đại Quang; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân. Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ; các lão thành cách mạng và lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương cùng dự lễ viếng. Vòng hoa của Đoàn mang dòng chữ "Đời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại". Các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đại biểu đã bày tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với dân tộc Việt Nam. Tiếp đó, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đến đặt vòng hoa và tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ. Vòng hoa của Đoàn mang dòng chữ “Đời đời nhớ ơn các Anh hùng liệt sỹ”.

Sáng cùng ngày, các đoàn: Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng; Đảng ủy Công an Trung ương - Bộ Công an; Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội đã đến đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh; đặt vòng hoa và tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đã đem lại nền độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam - thành quả mà nhân dân ta đã phải đổ biết bao xương máu mới giành lại được.

Quân dân Hà Nội chiến đấu trên đường phố. Ảnh: TTXVN

Tuy vậy, chỉ sau một thời gian ngắn, giới cầm quyền hiếu chiến Pháp được sự đồng lõa, tiếp tay của các đế quốc đồng minh đã rắp tâm xâm lược nước ta một lần nữa; đơn phương xóa bỏ mọi cam kết, không thi hành Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946 và Tạm ước ngày 14/9/1946, tăng cường các hoạt động quân sự, nhằm phá hoại nền hòa bình của nhân dân ta. Với tinh thần yêu chuộng hòa bình, mong muốn giữ vững nền độc lập, tự do của dân tộc, Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nhân nhượng, kiềm chế, đàm phán với chính quyền Pháp, nhằm tránh cuộc chiến tranh xảy ra nhưng không thành công. “Chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa”.

Trước tình hình đó, để bảo vệ nền độc lập vừa giành được, ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến. Người chỉ rõ: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”. Hưởng ứng lời hiệu triệu của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân Hà Nội đã mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc bằng những loạt đại bác từ pháo đài Láng bắn vào các mục tiêu trong thành phố, chính thức bước vào cuộc chiến đấu, với tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”. Trên khắp các địa phương từ Bắc vào Nam, quân và dân cả nước đã anh dũng, đồng loạt đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. S au 9 năm trường kỳ kháng chiến, quân và dân ta đã giành thắng lợi hoàn toàn.

Thành công của Toàn quốc kháng chiến và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược là yếu tố quan trọng, tạo tiền đề cho thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, hoàn thành vẻ vang sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc kéo dài liên tục suốt 30 năm của quân và dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng. 70 năm đã trôi qua, nhưng sự kiện mở đầu Toàn quốc kháng chiến vẫn mãi là biểu tượng sáng ngời của ý chí kiên cường, lòng quả cảm “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” của nhân dân ta, của dân tộc Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác dư địa thu ngân sách nhà nước

Để đảm bảo đạt được số thu ngân sách nhà nước (NSNN) theo mục tiêu của UBND tỉnh giao, bên cạnh việc tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN), thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, các ngành chức năng, địa phương đang tập trung nuôi dưỡng và khai thác hiệu quả dư địa thu từ các ngành, lĩnh vực nhiều tiềm năng...

Khai thác dư địa thu ngân sách nhà nước
Công bố quyết định kiểm toán các dự án xây dựng cầu và đường ven biển

Ngày 2/5, Kiểm toán Nhà nước phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh tổ chức công bố quyết định kiểm toán Dự án (DA) thành phần 2: Cầu Nhật Lệ 3 (DA đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3, tỉnh Quảng Bình) và đường 2 đầu cầu (DA Tuyến đường bộ ven biển qua tỉnh Thừa Thiên Huế và cầu qua cửa Thuận An).

Công bố quyết định kiểm toán các dự án xây dựng cầu và đường ven biển
Tổng thu ngân sách Nhà nước đạt 11.350 tỷ đồng

Tối 2/1, liên ngành Tài chính - Thuế - Kho bạc - Hải quan tổ chức hội nghị báo cáo kết quả thực hiện ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2023. Tham dự hội nghị có ông Lê Trường Lưu, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.

Tổng thu ngân sách Nhà nước đạt 11 350 tỷ đồng

TIN MỚI

Return to top