ClockThứ Sáu, 05/11/2021 08:50

Mượn danh

TTH - Vi phạm pháp luật từ hành vi lợi dụng chức vụ sẽ bị xử lý theo quy định, dù bất cứ ai. Đáng tiếc là trong thời gian qua, những người giữ chức vụ bị biến chất và những người lợi dụng danh tiếng của người có chức quyền để vi phạm pháp luật đang là vấn đề đáng quan tâm trong một bộ phận xã hội.

Chống lạm dụng quyền lực để bổ nhiệm cán bộ trái quy địnhChưa có cơ sở để kết luận vi phạmTrả hồ sơ để điều tra bổ sung

Hai cựu tướng công an Phan Văn Vĩnh (đeo kính) và Nguyễn Thanh Hóa tại phiên tòa sơ thẩm. Ảnh: thanhnien.vn

Chúng ta từng được nghe về những người có một chút chức quyền khi vi phạm quy định, bị xử lý đã không ngại to tiếng: “Biết tao là ai không”? Cách đây 1 năm có một vị tướng đã về hưu khi bị cảnh sát yêu cầu dừng ô tô kiểm tra đã nạt nộ, giơ cả thẻ công vụ, lại còn đòi cách chức chiến sĩ cảnh sát.

Trong đại dịch COVID-19 diễn ra nghiêm trọng, quy định hạn chế đi lại nhưng có những người xưng làm ở cơ quan quan trọng, có “quyền” đã không thực hiện khai báo, cố tình vượt chốt kiểm dịch, gay gắt gây gổ với người thi hành công vụ.

Đã có không ít vụ án liên quan đến pháp luật của những người có chức quyền “bảo kê”, làm “bình phong” cho những kẻ làm ăn phi pháp, vi phạm pháp luật. Vụ án do Tòa án tỉnh Phú Thọ xét xử liên quan đến 2 tướng công an Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hóa là một điển hình. Họ đã bao che, tạo điều kiện ngầm cho tổ chức đánh bạc lớn lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng. Đây được xem là vụ án “nổi đình đám” về lợi dụng chức quyền khi thi hành công vụ. Không lạ gì khi Phan Sào Nam, Nguyễn Văn Dương đã tiếp cận, mua chuộc, dần dần biến 2 vị tướng này thành kẻ “tiếp tay” cho hoạt động phạm pháp. Các lãnh đạo từng là Phó Chủ tịch, Phó Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh bị dính vào vòng lao lý vì “Thiếu tinh thần trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng”, dùng “quyền” được Nhà nước giao để “bắt tay” với doanh nghiệp làm trái quy định.

Nguyễn Đức Chung, cựu Chủ tịch TP. Hà Nội lợi dụng quyền hạn người đứng đầu chỉ đạo cấp dưới làm trái luật đấu thầu, bao che kinh doanh độc quyền và chỉ đạo ký kết dịch vụ trái pháp luật, bất chấp thiệt hại của Nhà nước... Đó chỉ mới nêu một vài vụ án điển hình trong vô số những kẻ lợi dụng quyền hành, mượn danh được giao để làm việc phi pháp.

Trong thực tế, người có mối quan hệ quen biết, bạn bè lợi dụng người có chức quyền để luồn lách quy định hoặc trốn tránh pháp luật. Có nhiều trường hợp khi bị cảnh sát giao thông xử lý, họ không ngại xưng là con/cháu của quan chức nào đó, gọi điện thoại cầu cứu, nhờ can thiệp.

Người đời mỉa mai hiện tượng đó như một “quyền trợ giúp” trong chương trình truyền hình “Ai là triệu phú”. Có người lợi dụng bằng cách tạo thân quen với người có chức sắc để dễ bề “tự tung tự tác” trong kinh doanh trái phép. Không ít chủ doanh nghiệp tìm mọi cách tiếp cận, chụp ảnh chung với lãnh đạo rồi đưa lên quảng bá thương hiệu, khoe khoang về thân quen ông này, ông nọ. Khi muốn làm ăn thuận lợi, họ không ngại “móc” cho bằng được người có quyền lực để được “chống lưng” hoặc “dọa hơi” đối tượng cạnh tranh. Muốn làm ăn thuận lợi người ta tìm cách dựa “bóng” người có chức quyền nhằm có ưu thế trên thương trường, dễ bề qua mặt cơ quan quản lý. Ông cha ta có câu: “Mượn oai hùm dọa khỉ” là có lý trong những trường hợp như vậy. Không phải ngẫu nhiên mà Phan Văn Anh Vũ ở Đà Nẵng lại tìm cách tiếp cận được với những quan chức ở Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Bộ Công an... để rồi thao túng, biến họ thành kẻ tiếp tay, bao che cho mình.

Trong công tác tổ chức, tình trạng cán bộ cấp dưới tạo thân quen với người có thẩm quyền nhằm lợi dụng, tạo ra chỗ dựa để được giới thiệu quy hoạch, đề bạt, bố trí vị trí có lợi. Đó là hình thức đỡ đầu cho tiến thân, tạo ra quan hệ “đệ tử ” và “bề trên” trong các cơ quan, tổ chức, tạo nên hiện tượng không trong sáng trong công tác tổ chức, cán bộ.

Những biểu hiện tiêu cực nêu trên đã tạo nên những tiền lệ, hệ quả xấu trong thực thi công vụ, tuân thủ pháp luật. Nguyên nhân trước hết là từ thiếu nghiêm túc, vì lợi ích cá nhân của những cán bộ có chức quyền, có ảnh hưởng lớn đã can thiệp trái nguyên tắc, làm chỗ dựa cho người khác lợi dụng. Từ những “đặc ân” cá biệt đã tạo hiệu ứng dây chuyền, trở thành một hiện tượng tiêu cực, thiếu tôn trọng pháp luật, gây hậu quả xấu đến uy tín của Đảng. Những quan chức thiếu nghiêm túc, không trong sáng khi thực thi công vụ, chỉ nhằm cho lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm đã làm méo mó hình ảnh người cán bộ, ảnh hưởng uy tín của Đảng. Văn kiện Đại hội Đảng 13 đã nêu ra những biểu hiện tiêu cực kiểu đó, đòi hỏi tổ chức Đảng, người lãnh đạo giữ cương vị cao phải tự chỉnh đốn, khắc phục căn bệnh nguy hại này.

Nghị quyết Trung ương 4 (khóa 11,12), Quy định “Những điều đảng viên không được làm” của Bộ chính trị ban hành và được bổ sung trong Hội nghị Trung ương 4 (khóa 13) đã xác định nội dung, tính chất của mượn danh trục lợi cần phải chấn chỉnh, xử lý. Không có gì hơn khi mỗi người không được dựa dẫm, tự đứng trên đôi chân mình, tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật, quy định của Nhà nước. Cán bộ, đảng viên, người giữ chức vụ càng cao cần nghiêm túc trách nhiệm nêu gương, thực hiện tốt Điều lệ, quy định của Đảng với tinh thần trong sáng, minh bạch quan hệ, thượng tôn pháp luật.

Trong xã hội thông tin như hiện nay, không cho phép ai được “tự tung, tự tác”, nhất là hiện tượng bao che, bảo kê với tiêu cực, phá vỡ kỷ cương, phép nước. Bởi vì dù có biến tướng, che chắn kín đáo đến đâu cũng không thể qua được tai mắt của Nhân dân.  Cho nên, người cán bộ cần phải biết giữ mình, giữ uy tín cho Đảng, tránh những vụ việc đau lòng như những vị quan chức bị vấp ngã trong thời gian qua.

NGUYỄN AN HÒA

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quan tâm giải quyết các kiến nghị của cử tri

Tại các kỳ tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khóa VIII, cử tri trên địa bàn TP. Huế đã có nhiều ý kiến, kiến nghị các vấn đề liên quan đến hạ tầng dân sinh. Điều đáng mừng, TP. Huế đã chỉ đạo các ban ngành, địa phương trả lời thấu đáo cũng như triển khai khắc phục.

Quan tâm giải quyết các kiến nghị của cử tri
Giáo dục pháp luật cho học sinh qua phiên tòa thực tế

Nhằm nâng cao kiến thức về pháp luật cho học sinh, chiều 6/12, Trường THPT Nguyễn Huệ tổ chức cho học sinh tham dự một phiên tòa xét xử thực tế tại Tòa án Nhân dân TP. Huế. Đây là một hoạt động bổ ích nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật và ý thức trách nhiệm của học sinh trong cuộc sống.

Giáo dục pháp luật cho học sinh qua phiên tòa thực tế
Quy định mới về trình tự xử lý "phạt nguội" vi phạm giao thông

Quy định mới về trình tự xử lý "phạt nguội" phương tiện vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được quy định trong Thông tư số 73/2024/TT-BCA, ngày 15/11/2024, quy định công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông (sau đây gọi tắt là Thông tư 73/2024/TT-BCA).

Quy định mới về trình tự xử lý phạt nguội vi phạm giao thông

TIN MỚI

Return to top