ClockThứ Năm, 15/10/2020 09:58

Nặng lòng với công tác thiện nguyện

TTH - Không chỉ là hội viên nông dân làm kinh tế giỏi, ông còn được biết đến là người thường xuyên tổ chức các hoạt động nghĩa tình, thiện nguyện giúp đỡ những cảnh đời khó khăn. Ông là Trương Duy Hòa, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân thị trấn Phong Điền.

Đem yêu thương đến với người nghèo

Vươn lên từ nghề trồng sen

Gia đình có hoàn cảnh khó khăn, nên ông Trương Duy Hòa luôn khát khao vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương. Năm 2008, ông Hòa bắt đầu nghề trồng sen với diện tích ban đầu là 5 sào. Chưa có kinh nghiệm nên 3 năm đầu sen chết và năng suất thấp. Tự mày mò, học hỏi, ông nhận thấy nước hồ trồng sen bị phèn chua nên khử đáy hồ bằng vôi; đồng thời, dùng máy làm đất để cải tạo hồ sen cùng với việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào việc phát hiện bệnh trên cây sen. Nhờ thế, năng suất cây sen ngày càng cao. Ông bắt đầu nhân rộng diện tích, từ 5 sào ban đầu phát triển lên 2ha.

Ông Hòa chia sẻ: Trồng sen cho năng suất cao hơn gấp nhiều lần so với các loại cây khác. Trong các khâu, thu hoạch sen là vất vả nhất, bởi phải phơi nắng cả ngày ngoài trời. Thời điểm cao nhất, ông thu hoạch được 5 tấn hạt sen/ha. Với giá bán 35 triệu đồng/tấn hạt sen, hằng năm cho thu nhập 350 triệu đồng/2ha.

Nổi tiếng khắp vùng về nghề trồng sen, ông được nhiều hộ nông dân mời về hướng dẫn kỹ thuật, quy trình trồng sen. Từ đó, dịch vụ nhân giống, trồng, hướng dẫn kỹ thuật giúp ông tăng thêm thu nhập. Đến nay, ông đã tham gia dịch vụ trồng sen cho các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Thủy, Phú Vang và Triệu Phong (Quảng Trị), Ba Đồn (Quảng Bình)…

Từ các dịch vụ này, ông thu nhập hàng năm khoảng thêm 100 triệu đồng. Tuy nhiên, đối với các hộ nghèo thì ông cung cấp giống, trồng, hướng dẫn kỹ thuật miễn phí. Năm qua, ông đã giúp 200 giống sen, 10 triệu đồng tiền vốn để giúp cho 10 hộ nghèo phát triển nghề trồng sen. Quá trình đó, ông tạo việc làm ổn định cho 10 lao động.

“Duyên nợ” với công tác từ thiện

Năm 2014, trong một lần đi trải nghiệm tại xã A Roàng, huyện A Lưới cùng gia đình, ông nhận thấy người dân thôn Aka còn rất nhiều khó khăn. Ông đã quyết định sẽ bằng mọi cách giúp người dân nơi đây.

Ông Hòa cho hay: Vợ ông làm ở Công ty Scavi tại Khu công nghiệp Phong Điền, lương tháng rất ổn định. Vì vậy, ông quyết định sẽ bỏ ống để làm từ thiện. Cứ làm ra 1 triệu đồng thì ông bỏ ống 200 ngàn đồng. Sau 1 năm, ông đập ống ra để trao quà cho các hoàn cảnh khó khăn ở thôn Aka.

Năm 2017, hưởng ứng cuộc vận động ủng hộ Nhân dân xã nghèo A Roàng, huyện A Lưới do Hội Nông dân tỉnh phát động, thể theo nguyện vọng của người dân thôn Aka, ông Hòa đã đến thăm và tặng cho bà con nơi đây 1 máy tuốt lúa trị giá 8,5 triệu đồng, 3.000 giống cây lâm nghiệp và 1 suất học bổng cho cháu A Viết Thị Nhung (học sinh lớp 6) trị giá 2 triệu đồng, tổng giá trị đợt này là 16 triệu đồng.

Năm 2019, ông Hòa cùng với Huyện hội, Ban Thường vụ Đảng ủy thị trấn Phong Điền và Hội Nông dân thị trấn Phong Điền tặng 3 suất học bổng, trị giá 3 triệu đồng cho 3 em học sinh nghèo vượt khó, 1 máy cày cầm tay, trị giá 14 triệu đồng cùng nhiều phần quà là quần áo cũ, sách vở mà ông quyên góp được cho người dân thôn Aka. Ông Hòa cho biết, đã chuẩn bị số tiền 10 triệu đồng để trao cho 5 em học sinh vượt khó của thôn Aka cuối năm 2020.

Nhiều năm qua, ông Trương Duy Hòa được các cấp, các ngành từ tỉnh đến huyện tặng nhiều bằng khen giấy khen, như: Bằng khen của Bí thư Tỉnh ủy năm 2019 vì đã có thành tích xuất sắc trong 3 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh vì đã có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong các phong trào thi đua của Hội Nông dân giai đoạn 2014-2019; Bằng khen của Hội Nông dân tỉnh vì đã có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác hội và phong trào nông dân năm 2017… Ông Hòa cũng là một trong những cá nhân được Ban Dân vận Tỉnh ủy tặng bằng khen năm 2020.

Hải Huế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Truyền thông chuyên nghiệp cho công tác thư viện

Sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin trong kỷ nguyên số đã làm thay đổi mạnh mẽ hoạt động truyền thông của thư viện. Nếu làm tốt công tác truyền thông thì cộng đồng sẽ dễ dàng nhận diện rõ được vai trò, đóng góp của thư viện, giúp cộng đồng nhận biết, có ấn tượng tốt, kích thích việc sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của thư viện nhiều hơn. Đó là một trong nhiều nhận định được các chuyên gia, những người làm công tác thư viện đưa ra khi bàn về việc truyền thông, quảng bá văn hóa đọc trong đời sống hiện nay.

Truyền thông chuyên nghiệp cho công tác thư viện
Trách nhiệm với công tác tuyển quân

Gần 30 năm đảm nhiệm công tác tuyển quân, Thiếu tá Quân nhân chuyên nghiệp Trần Xuân Toản, nhân viên Quân lực, Ban Tham mưu, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện Nam Đông luôn khắc phục khó khăn, trách nhiệm với công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trách nhiệm với công tác tuyển quân
Đảm bảo chất lượng trong công tác tuyển quân

Để công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025 được đảm bảo, cấp ủy, chính quyền cùng hội đồng nghĩa vụ quân sự (NVQS) các cấp nắm chắc tình hình, triển khai đồng bộ, linh hoạt các giải pháp; đồng thời, quan tâm đến việc xét duyệt chính trị, chính sách là nội dung quyết định đến chất lượng tuyển quân.

Đảm bảo chất lượng trong công tác tuyển quân
Kiên cố hóa trường, lớp và nhà công vụ cho giáo viên

Sáng 25/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị tổng kết công tác xã hội hóa về kiên cố hóa trường, lớp và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2013-2023. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn dự và chỉ đạo hội nghị.

Kiên cố hóa trường, lớp và nhà công vụ cho giáo viên
Return to top