ClockThứ Năm, 07/04/2016 10:01

Nhân rộng các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn

TTH.VN - Xây dựng và nhân rộng các hộ nông dân, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.

Đây là giải pháp được đưa ra tại Chương trình phối hợp vận động và giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm giai đoạn 2016 - 2020 vừa được Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành.

Trong đó, các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương cung cấp tài liệu và hỗ trợ điều kiện kỹ thuật để UBND cấp xã phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xây dựng và phát triển các hộ nông dân, các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã chủ trì hiệp thương với các tổ chức chính trị - xã hội vận động các hộ nông dân, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn đăng ký, cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn. Cụ thể, Hội Nông dân Việt Nam hướng dẫn và vận động gia đình hội viên đăng ký, cam kết sản xuất nông sản, thực phẩm an toàn; Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam hướng dẫn và vận động hộ nông dân do phụ nữ là chủ hộ đăng ký, cam kết sản xuất nông sản, thực phẩm an toàn; Hội Cựu Chiến binh Việt Nam hướng dẫn và vận động gia đình hội viên là hộ nông dân đăng ký, cam kết sản xuất nông sản, thực phẩm an toàn.

Giải pháp khác của Chương trình phối hợp là tổ chức tuyên truyền, vận động toàn dân tham gia bảo đảm an toàn thực phẩm từ Trung ương tới khu dân cư.

Ngoài ra, tổ chức giám sát chấp hành pháp luật an toàn thực phẩm do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp chủ trì thực hiện.

Chương trình phối hợp nhằm tổ chức vận động toàn xã hội, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân, từng hộ gia đình, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, tạo chuyển biến căn bản trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên cơ sở hình thành nếp sống văn hóa: Nông dân Việt Nam là người sản xuất thực phẩm an toàn, người Việt Nam tiêu dùng thực phẩm phải an toàn, góp phần đảm bảo sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, nâng cao uy tín quốc gia trong quá trình hội nhập quốc tế.

Bên cạnh đó, tạo dư luận xã hội mạnh mẽ cổ vũ, biểu dương và tổ chức nhân rộng các điển hình tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, đồng thời, kiên quyết phê phán, xử lý theo quy định của pháp luật hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhân rộng mô hình “Gia đình 5 có, 3 sạch”

Phát huy vai trò của phụ nữ, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Phú Lộc đã và đang triển khai nhiều mô hình, trong đó phải kể đến mô hình “Gia đình 5 có, 3 sạch”. Hiệu quả bước đầu giúp mô hình này dần được nhân rộng.

Nhân rộng mô hình “Gia đình 5 có, 3 sạch”
Nhân rộng các chi, tổ hội nông dân nghề nghiệp

Sáu tháng đầu năm nay, Hội Nông dân (HND) tỉnh tích cực hướng dẫn, hỗ trợ thành lập các chi, tổ HND nghề nghiệp để liên kết, tập hợp những nông dân có chung ngành nghề sản xuất. Thông qua hoạt động chi, tổ hội, các hội viên đã từng bước chuyển đổi phương thức sản xuất từ đơn lẻ sang sản xuất hàng hóa quy mô lớn, tập trung theo chuỗi giá trị, đem lại thu nhập cao.

Nhân rộng các chi, tổ hội nông dân nghề nghiệp
Hỗ trợ nông dân nhân rộng mô hình kinh tế

Các cấp Hội Nông dân (HND) trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh hoạt động hướng dẫn và hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế thông qua việc phối hợp tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân (HVND) tham gia các mô hình phát triển kinh tế theo chuỗi liên kết nhằm nâng cao chất lượng và giá trị nông sản, góp phần tăng thu nhập cho người dân.

Hỗ trợ nông dân nhân rộng mô hình kinh tế
Từng bước nhân rộng mô hình khuyến nông mới

Năm vừa qua, Trung tâm Khuyến nông (TTKN) tỉnh thực hiện thành công nhiều mô hình khuyến nông. Tuy vậy, làm thế nào để nhân rộng mô hình mới là điều cần quan tâm đối với ngành nông nghiệp, các địa phương và người dân.

Từng bước nhân rộng mô hình khuyến nông mới
Sẽ nhân rộng mô hình “Trường học hạnh phúc”

Hiệp hội Eurasia (ELI) sẽ nhân rộng mô hình “Trường học hạnh phúc” sau khi được sự cho phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phát hành giáo trình đào tạo giáo viên thực hiện xây dựng “Trường học hạnh phúc” và tham gia phát triển các chỉ số đo lường mới trong Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

Sẽ nhân rộng mô hình “Trường học hạnh phúc”

TIN MỚI

Return to top