ClockThứ Năm, 18/01/2024 13:50

Từng bước nhân rộng mô hình khuyến nông mới

TTH - Năm vừa qua, Trung tâm Khuyến nông (TTKN) tỉnh thực hiện thành công nhiều mô hình khuyến nông. Tuy vậy, làm thế nào để nhân rộng mô hình mới là điều cần quan tâm đối với ngành nông nghiệp, các địa phương và người dân.

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm công nghiệp nông thônNhiều giống lúa mới chất lượng được nhân rộngMục đích cuối cùng là để nhân rộng

 Nuôi bò ở vùng cát

Các vùng Ngũ Điền (Phong Điền) có nhiều tiềm năng chăn nuôi bò, dê và một số đối tượng gia súc khác. Thực tế, tại các địa phương vùng cát ven biển Ngũ Điền có hàng trăm hộ chăn nuôi bò, dê. Chỉ tính riêng hai xã Điền Hương và Điền Môn tận dụng lợi thế về đồng cỏ, nguồn rơm rạ để phát triển chăn nuôi bò với tổng đàn hơn 700 con bò, bình quân mỗi hộ nuôi từ 3-10 con. Giống bò ở các địa phương này chủ yếu bò địa phương và bò lai Brahman.

Thấy được lợi thế nuôi bò của các địa phương này, từ năm 2022 đến nay, TTKN tỉnh triển khai hỗ trợ đa dạng giống bò có năng suất, chất lượng cao, khả năng sinh sản tốt, phù hợp với điều kiện chăn nuôi tại địa phương. Tại hai xã Điền Môn và Điền Hương, TTKN xây dựng mô hình thụ tinh nhân tạo bằng tinh giống bò Senepol. Đến nay giống bò này đã sinh sản được 37 bê lai Senepol.

Ông Phạm Tài, Phó Trưởng phòng Kỹ thuật nông lâm - TKKN tỉnh thông tin, bò Senepol là giống bò thịt có nguồn gốc, phát triển ở đảo St. Croix thuộc vùng biển Caribe. Giống bò Senepol có những ưu điểm như thành thục sớm, mắn đẻ, sữa nhiều; thích nghi với nuôi chăn thả và khả năng chống chịu bệnh, côn trùng rất tốt… Khi giống bò mới này lai tạo với bò cái lai và bò vàng địa phương sẽ cho con lai có khả năng tăng trọng cao, nâng cao năng suất và chất lượng thịt.

Kết quả mô hình tại vùng cát Điền Hương và Điền Môn cho thấy, bê lai sinh trưởng và phát triển tốt, trọng lượng sơ sinh đạt 23,5kg/con, sau ba tháng tuổi đạt 100kg, 6 tháng tuổi đạt 155kg, 9 tháng tuổi đạt 200kg. So với bê lai Brahman, trọng lượng sơ sinh tương đương, nhưng ở các giai đoạn 3, 6, 9 tháng tuổi cao hơn từ 1,1-1,2 lần… Thời gian đến, TTKN tiếp tục theo dõi khả năng sinh trưởng và sinh sản của đàn bê lai Senepol và tiếp tục đề xuất xây dựng mô hình lai tạo giống bò này cho một số xã vùng gò đồi trong năm 2024.

Với mô hình cây trồng, đáng chú ý là mô hình “áp dụng các giống lúa mới có triển vọng về năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết khắc nghiệt” là giống lúa HG244. Trong vụ hè thu 2023, tại Hợp tác xã Nông nghiệp An Xuân, xã Quảng An (Quảng Điền), TTKN triển khai mô hình sản xuất giống lúa HG244 do Công ty CP. Giống cây trồng và vật nuôi  tỉnh tuyển chọn.

Qua hai vụ đông xuân 2022 - 2023 và hè thu 2023, cho thấy giống lúa HG244 có các ưu điểm vượt trội như thời gian sinh trưởng rất ngắn, cây lúa sinh trưởng và phát triển mạnh, đẻ nhánh khỏe, trổ tập trung, chống chịu sâu bệnh. Giống lúa này còn thích ứng, chống chịu tốt trong điều kiện ngoại cảnh, khả năng chịu úng, chịu rét khá tốt, không bị bệnh đạo ôn… Sau thu hoạch cho năng suất cao 80 tạ/ha vụ đông xuân và trên 70 tạ vụ hè thu, chất lượng gạo ngon, tỷ lệ gạo cao, được thị trường ưa chuộng, dễ tiêu thụ với giá bán khá cao.

Trong điều kiện nắng nóng trong vụ hè thu, các tác nhân gây bệnh lem lép hạt phát sinh gây hại nặng, nhưng trên giống HG244 sản xuất tại Quảng An có tỷ lệ lem lép hạt chỉ từ 3-5%. Trong khi đó, cùng điều kiện thời tiết này, trên giống lúa TH5 tỷ lệ lem lép đến 20-30%.

Theo ông Phạm Tài, đây là giống lúa phù hợp để bố trí sản xuất cả hai vụ do có thời gian sinh trưởng ngắn ngày, dễ canh tác, ít tốn phân bón, thích hợp trên nhiều chân đất, khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh bất lợi khá tốt. Nhất là khả năng chịu nóng trong vụ hè thu, ít bị sâu bệnh hại và cho năng suất cao, chất lượng tốt.

Ngành nông nghiệp cùng các địa phương, nông dân thống nhất cao trong việc nhân rộng giống lúa HG244 trong các vụ tiếp theo. Từ đó, có thêm những đánh giá chính xác, hướng tới thay thế dần các giống không còn phù hợp, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa cho nông dân. Trong vụ đông xuân 2023 - 2024, trên địa bàn tỉnh đã đưa vào gieo cấy hàng ngàn ha giống lúa chất lượng HG244.

Mới đây, TTKN khảo sát các điểm thực hiện mô hình “Ương giống tôm càng xanh”. Mục đích của mô hình nhằm chủ động con giống cho việc phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp kết hợp nuôi trồng thủy sản. Mô hình ương giống tôm càng xanh được TTKN triển khai  tại xã Quảng Công (Quảng Điền) với quy mô 1.000m2/hộ với 20 ngàn con giống được thả nuôi đảm bảo chất lượng và kích cỡ con giống theo yêu cầu của mô hình. Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn cho nông dân theo dõi và chăm sóc con giống trong quá trình ương. Thời gian ương giống khoảng 1,5 tháng, tỷ lệ sống trên 60%, trọng lượng tôm thu hoạch đạt 500 con/kg.

Năm 2023, TTKN còn triển khai có hiệu quả, thiết thực nhiều mô hình nông nghiệp. Trong đó, đáng kể đến các mô hình như cơ giới hóa chế biến rơm cuộn làm thức ăn vỗ béo bò; áp dụng cơ giới hoá trong khâu xuống giống bằng máy sạ cụm lúa; tăng hiệu quả sản xuất lúa từ mô hình "ba giảm, ba tăng" trên lúa chất lượng... 

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Lê Văn Anh khẳng định, nhiều mô hình khuyến nông do TTKN thực hiện mang lại hiệu quả và từng bước nhân rộng trên địa bàn tỉnh. Ngành nông nghiệp phối hợp với các địa phương tiếp tục tuyên truyền, vận động kết hợp chuyển giao khoa học, kỹ thuật, hỗ trợ giống cho người dân tiếp tục nhân rộng các mô hình khuyến nông hiệu quả. Ngành nông nghiệp đã kiến nghị tỉnh, các ban ngành hỗ trợ kinh phí kịp thời để triển khai mô hình khuyến nông trong thời gian đến, làm cơ sở để chuyển giao khoa học, kỹ thuật tiên tiến cho người dân.

Bài, ảnh: Hoàng Thế
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Làm giàu với mô hình hệ sinh thái tuần hoàn

Với niềm đam mê chăn nuôi, trồng trọt, chị Nguyễn Thị Kim Oanh, sinh năm 1995 ở phường Thủy Phương, TX. Hương Thủy bắt đầu khởi nghiệp từ mô hình “hệ sinh thái” tuần hoàn với nhiều sản phẩm đa dạng, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Làm giàu với mô hình hệ sinh thái tuần hoàn
Sẽ nhân rộng mô hình phân loại thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt ở nông thôn

Ngày 26/11, tại UBND xã Vinh Xuân, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức hội nghị nghiệm thu và tổng kết mô hình điểm của Hội Nông dân, tham gia phân loại thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt ở nông thôn năm 2024 tại hai xã Vinh Xuân và Phú Diên của huyện Phú Vang. Dự hội nghị có các ông Phạm Văn Thiện, Giám đốc Trung tâm Môi trường nông thôn (Trung ương Hội Nông dân Việt Nam); Nguyễn Chí Quang, TUV, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh.

Sẽ nhân rộng mô hình phân loại thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt ở nông thôn
Từ những mô hình hiệu quả

Với các mô hình “Con heo đất”, “Ngôi nhà xanh”, “Tiết kiệm tự nguyện”..., phong trào phụ nữ đoàn kết giúp nhau giảm nghèo bền vững, vươn lên làm giàu ở TX. Hương Trà đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng động, góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ở địa phương.

Từ những mô hình hiệu quả
Return to top