ClockThứ Bảy, 13/07/2024 06:22

Nhân rộng các chi, tổ hội nông dân nghề nghiệp

TTH - Sáu tháng đầu năm nay, Hội Nông dân (HND) tỉnh tích cực hướng dẫn, hỗ trợ thành lập các chi, tổ HND nghề nghiệp để liên kết, tập hợp những nông dân có chung ngành nghề sản xuất. Thông qua hoạt động chi, tổ hội, các hội viên đã từng bước chuyển đổi phương thức sản xuất từ đơn lẻ sang sản xuất hàng hóa quy mô lớn, tập trung theo chuỗi giá trị, đem lại thu nhập cao.

Thành lập Tổ Hội nông dân nghề nghiệp trồng củ riềngRa mắt Tổ hội nghề nghiệp “Nuôi thủy sản xen ghép” đầu tiên

 Mô hình nuôi ếch của nông dân Lộc Vĩnh (Phú Lộc)

Liên kết nông dân

HND tỉnh cụ thể hóa, hướng dẫn HND các huyện, thị xã, thành phố và cơ sở tổ chức khảo sát, lựa chọn, xây dựng các chi hội, tổ HND nghề nghiệp bảo đảm tiêu chí và nguyên tắc “5 tự” (tự nguyện, tự giác, tự chủ, tự quản, tự chịu trách nhiệm) và “5 cùng” (cùng lĩnh vực lao động, ngành nghề sản xuất, kinh doanh (SXKD), dịch vụ; cùng mối quan tâm; cùng có sự chia sẻ; cùng chịu trách nhiệm; cùng hưởng lợi). Theo đó, mô hình chi hội, tổ HND nghề nghiệp đã xuất hiện trên nhiều lĩnh vực sản xuất như nuôi trồng, khai thác thủy sản, trồng hoa, cây cảnh, chăn nuôi, trồng sen, kinh doanh chế biến sản phẩm… Các mô hình được thành lập đã góp phần hình thành sự liên kết, hợp tác trong SXKD, nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm.

Thay vì sản xuất nhỏ lẻ như trước đây, 11 hộ nông dân nuôi trồng thủy sản ở xã Quảng An (Quảng Điền) đã liên kết tổ chức thành lập Tổ HND nghề nghiệp nuôi trồng thủy sản, hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, tự quản và tuân thủ điều lệ HND Việt Nam. Lĩnh vực hoạt động của các thành viên trong tổ chủ yếu là nuôi xen ghép tôm, cua, cá… Việc thành lập Tổ HND nghề nghiệp nuôi trồng thủy sản Quảng An nhằm đoàn kết, tập hợp các hội viên, nông dân (HVND) phát triển nuôi trồng thủy sản. Các HVND trong tổ cùng hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, sản lượng, tăng thu nhập cho gia đình. Tham gia tổ HND nghề nghiệp, ngoài được chia sẻ, hỗ trợ nhau về kiến thức nuôi cá, tôm…, về vốn, thức ăn, các thành viên trong tổ đã liên kết còn tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm. Nhờ đó, bình quân mỗi ha nuôi thủy sản, sau khi trừ chi phí, các hộ thu lãi 50-70 triệu đồng/năm.

Mô hình tổ HND nghề nghiệp trồng kiệu tại Chi HND nghề nghiệp tổ dân dân phố An Đô, phường Hương Chữ (TX. Hương Trà) được thành lập vào tháng 5/2024, với 20 thành viên tham gia. Đây là nghề truyền thống từ bao đời tại An Đô, phường Hương Chữ. Trồng kiệu góp phần giúp nhiều HVND địa phương thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống. Việc thành lập Tổ HND nghề nghiệp trồng kiệu An Đô là điều kiện để phát triển mô hình trồng kiệu một cách bài bản, bền vững theo xu hướng của thị trường tiêu thụ. Ngay tại buổi ra mắt, các thành viên đã được HND phường tổ chức trao tặng phân bón vi sinh cho 20 thành viên trong tổ, hội. Các thành viên còn được tập huấn kỹ thuật trồng kiệu theo quy trình VietGAP, hướng tới xây dựng cây kiệu trở thành sản phẩm OCOP của địa phương. Để đạt mục tiêu đề ra, ngay từ khi thành lập Chi HND nghề nghiệp An Đô đã tổ chức tập huấn, trao đổi kỹ thuật trồng kiệu an toàn, hướng đến mô hình hữu cơ cho các thành viên.

Đồng hành, hỗ trợ

Việc xây dựng các chi, tổ HND nghề nghiệp là một hướng đi mới, hiệu quả trong phát triển kinh tế cho HVND trên địa bàn tỉnh. Đây chính là tiền đề để các chi, tổ HND nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển, tiến tới thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã. Qua đó nâng cao chất lượng, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động để thu hút, tập hợp HVND tham gia các chi, tổ hội nhằm tạo điều kiện học tập kinh nghiệm lẫn nhau, trau dồi kiến thức bổ ích trong phát triển sản xuất, kinh doanh (SXKD) mang lại hiệu quả kinh tế.

Từ đầu năm 2024 đến nay, HND tỉnh đã tập trung khai thác các nguồn vốn ưu đãi từ Quỹ Hỗ trợ nông dân, vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội, các chương trình dự án khác nhằm giúp cho các chi, tổ HND nghề nghiệp chủ động được nguồn vốn để tổ chức các hoạt động SXKD. Có được nguồn vốn, HVND có điều kiện xây dựng các mô hình trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, góp phần bảo tồn và phát triển các ngành nghề truyền thống địa phương.

Sáu tháng đầu năm 2024, các cấp HND tích cực đẩy mạnh xây dựng, thành lập mới chi, tổ HND. Theo đó, trên địa bàn tỉnh thành lập 3 chi HND nghề nghiệp, 36 tổ HND nghề nghiệp. Nội dung, hình thức sinh hoạt của các chi, tổ HND được triển khai theo hướng thiết thực, trên cơ sở thực tiễn tiềm năng, lợi thế của các địa phương, các vùng miền, gắn với hỗ trợ sản xuất và nâng cao đời sống của HVND để tập hợp, thu hút nông dân vào tổ chức hội. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã thành lập được 178 tổ HND nghề nghiệp, với 1.685 thành viên và 40 chi HND nghề nghiệp, với 508 thành viên hoạt động trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi xen ghép.

Từ việc nhân rộng mô hình chi hội, tổ HND nghề nghiệp, các cấp HND trên địa bàn tỉnh đã khuyến khích, tạo điều kiện cho các hộ HVND cùng ngành nghề liên kết đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới. Từ đó nâng cao chất lượng, giá trị nông sản, thúc đẩy việc hình thành, phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp. Có thể thấy mô hình chi, tổ HND nghề nghiệp tạo được sự gắn kết giữa nhiệm vụ xây dựng tổ chức hội vững mạnh và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương, phát triển nông nghiệp bền vững và xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.

Bài, ảnh: QUANG HÒA
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhân rộng mô hình “Gia đình 5 có, 3 sạch”

Phát huy vai trò của phụ nữ, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Phú Lộc đã và đang triển khai nhiều mô hình, trong đó phải kể đến mô hình “Gia đình 5 có, 3 sạch”. Hiệu quả bước đầu giúp mô hình này dần được nhân rộng.

Nhân rộng mô hình “Gia đình 5 có, 3 sạch”
Hỗ trợ nông dân nhân rộng mô hình kinh tế

Các cấp Hội Nông dân (HND) trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh hoạt động hướng dẫn và hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế thông qua việc phối hợp tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân (HVND) tham gia các mô hình phát triển kinh tế theo chuỗi liên kết nhằm nâng cao chất lượng và giá trị nông sản, góp phần tăng thu nhập cho người dân.

Hỗ trợ nông dân nhân rộng mô hình kinh tế
Từng bước nhân rộng mô hình khuyến nông mới

Năm vừa qua, Trung tâm Khuyến nông (TTKN) tỉnh thực hiện thành công nhiều mô hình khuyến nông. Tuy vậy, làm thế nào để nhân rộng mô hình mới là điều cần quan tâm đối với ngành nông nghiệp, các địa phương và người dân.

Từng bước nhân rộng mô hình khuyến nông mới
Sẽ nhân rộng mô hình “Trường học hạnh phúc”

Hiệp hội Eurasia (ELI) sẽ nhân rộng mô hình “Trường học hạnh phúc” sau khi được sự cho phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phát hành giáo trình đào tạo giáo viên thực hiện xây dựng “Trường học hạnh phúc” và tham gia phát triển các chỉ số đo lường mới trong Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

Sẽ nhân rộng mô hình “Trường học hạnh phúc”
Nhân rộng mô hình máy cuộn rơm

Trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 76 máy cuộn rơm, tăng 23 máy, trong vụ hè thu này đã cuốn gần 930 ngàn cuộn, tăng gần 27 ngàn cuộn so với vụ đông xuân 2022 - 3023.

Nhân rộng mô hình máy cuộn rơm

TIN MỚI

Return to top