ClockThứ Sáu, 22/03/2024 10:26

Chuyên trang Chiến thắng Điện Biên Phủ ra mắt 5 phiên bản tiếng nước ngoài

Ngày 22/3, chuyên trang đặc biệt Chiến thắng Điện Biên Phủ đã có thêm 5 phiên bản tiếng nước ngoài, bao gồm: tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, tiếng Pháp, tiếng Nga và tiếng Tây Ban Nha với hình thức trình bày hiện đại, hấp dẫn, nhằm thông tin chính thống về Chiến thắng Điện Biên Phủ đến với bạn bè quốc tế, nhất là độc giả trẻ.

Báo Nhân Dân giới thiệu Đợt thông tin đặc biệt về Chiến thắng Điện Biên PhủPhát động Tháng Âm nhạc kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: 56 ngày đêm chấn động địa cầu

Việc bổ sung thêm 5 phiên bản tiếng nước ngoài sẽ giúp chuyên trang Chiến thắng Điện Biên Phủ tăng sức lan tỏa, đặc biệt là các độc giả quốc tế 

Bên cạnh việc cập nhật diễn tiến 56 ngày đêm của chiến dịch Điện Biên Phủ trên trang landingpage timeline, các ngôn ngữ tiếng nước ngoài hằng ngày dịch đăng các tin, bài thời sự về sự kiện, đồng thời tổ chức các bài viết, bài đa phương tiện tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, tập trung vào các chủ đề lớn, gồm: Ký ức Điện Biên, Những mốc son hào hùng, Điện Biên hôm nay…

Đây cũng là bước đi cụ thể tiếp theo trong đợt thông tin toàn diện và sâu rộng về chiến thắng Điện Biên Phủ do Báo Nhân Dân thực hiện trên toàn bộ các ấn phẩm, nền tảng.

Như vậy, chuyên trang Chiến thắng Điện Biên Phủ của Báo Nhân Dân đã có 6 phiên bản với 6 ngôn ngữ khác nhau, góp phần lan tỏa thông tin tư liệu, bài phân tích, hình ảnh quý... về Chiến thắng Điện Biên Phủ đến với đông đảo độc giả trong và ngoài nước.

Phiên bản tiếng Anh của chuyên trang có địa chỉ truy cập: https://en.nhandan.vn/megastory/2024/dbp/.

Phiên bản tiếng Pháp của chuyên trang có địa chỉ truy cập: https://fr.nhandan.vn/megastory/2024/dbp/.

Phiên bản tiếng Trung Quốc của chuyên trang có địa chỉ truy cập: https://cn.nhandan.vn/megastory/2024/dbp/

Phiên bản tiếng Tây Ban Nha của chuyên trang có địa chỉ truy cập: https://es.nhandan.vn/megastory/2024/dbp/

Phiên bản tiếng Nga của chuyên trang có địa chỉ truy cập: https://ru.nhandan.vn/megastory/2024/dbp/

Chuyên trang đặc biệt Chiến thắng Điện Biên Phủ của Báo Nhân Dân đã có 6 thứ tiếng khác nhau 

Trước đó, sau nhiều tháng chuẩn bị công phu, bắt đầu từ ngày 13/3/2024, Báo Nhân Dân triển khai một sản phẩm trên Internet với cách làm chưa từng thấy - đó là chuyên trang đặc biệt Chiến thắng Điện Biên Phủ tiếng Việt.

Trên nền tảng công nghệ hiện đại, thiết kế trang trọng, trực quan, chuyên trang đã số hóa kho tư liệu đồ sộ từ báo in được phát hành trong thời gian chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, các cuốn sách, tài liệu quý... Độc giả có thể trải nghiệm chân thực các bài báo, bài viết gốc song song với các bài báo được trình bày hiện đại, đa phương tiện dưới hình thức e-magazine.

Đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam giới thiệu về Chuyên trang đặc biệt Chiến thắng Điện Biên Phủ tại sự kiện.

Chuyên trang bao gồm 6 chuyên mục: Tư liệu; Diễn tiến chiến dịch; Dư luận quốc tế; Điện Biên hôm nay; Hỏi đáp về chiến dịch Điện Biên Phủ; Multimedia. Trong đó, đặc sắc nhất của chuyên trang là Bản đồ chiến dịch tái hiện diễn biến 56 ngày đêm của chiến dịch Điện Biên Phủ, dưới dạng 56 bản nhật ký, bắt đầu từ ngày 13/3/1954 đến 7/5/1954. Mỗi bản nhật ký sẽ bao gồm các diễn biến trực tiếp xảy ra tại mặt trận Điện Biên Phủ, diễn biến tại các mặt trận và địa phương khác trên cả nước liên quan đến trận Điện Biên Phủ, công tác hậu cần và cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao cũng như dư luận quốc tế về trận chiến ở Điện Biên Phủ.

Giao diện chuyên trang Chiến thắng Điện Biên Phủ bằng tiếng Việt 

“Những câu chuyện hào hùng về chiến thắng Điện Biên Phủ sẽ được thế hệ hôm nay tiếp tục kể cho các thế hệ mai sau, mãi mãi là như vậy. Và những bài viết, những phóng sự truyền hình, cũng như chuyên trang đặc biệt của Báo Nhân Dân mà chúng ta cùng chứng kiến hôm nay, cũng nhằm mục đích đó”, đồng chí Lê Quốc Minh, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam khẳng định tại buổi giới thiệu đợt thông tin đặc biệt về Chiến thắng Điện Biên Phủ trên các ấn phẩm, nền tảng của Báo Nhân Dân, sáng 21/3.

Theo Nhân dân
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ba người con Cố đô ở Điện Biên Phủ

Khi Chiến dịch Điện Biên Phủ (ĐBP) bắt đầu, mặc dù Thừa Thiên Huế còn là vùng “tạm chiếm” của đối phương, nhưng rất nhiều người con của Cố Đô, do chuyển ra các tỉnh phía bắc từ trước, đã tham gia Chiến dịch ĐBP trên nhiều cương vị khác nhau. Trong số đó, có 3 nhân vật do chút “duyên” quen biết, từ nhiều năm trước...

Ba người con Cố đô ở Điện Biên Phủ
Người lính công binh và ký ức Điện Biên Phủ

70 năm trôi qua kể từ chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Chí Bình vẫn nhớ như in “56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non”.

Người lính công binh và ký ức Điện Biên Phủ
CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP:
Một sự lựa chọn của lịch sử

Cách đây 40 năm, vào tháng 2/1984, Hội Khoa học Hoàng gia Vương quốc Anh tổ chức xét phong, bình chọn ra 10 vị tướng vĩ đại nhất mọi thời đại, trong đó Việt Nam tự hào có 2 vị được đưa vào danh sách này - Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Một sự lựa chọn của lịch sử
Hoa nở trên chiến trường xưa

Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) năm 1954, Điện Biên bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh. Từ chỗ là chiến trường đổ nát, hoang tàn, bằng nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền, quân và dân các dân tộc trong tỉnh dựng xây, phát triển, ĐBP hôm nay đang vươn mình mạnh mẽ, từng bước phấn đấu trở thành trung tâm kinh tế - xã hội (KT-XH) của khu vực Tây Bắc.

Hoa nở trên chiến trường xưa
Return to top