ClockThứ Bảy, 21/12/2019 17:00

Phát triển bằng cách riêng của mình!

TTH - Sự kiện quan trọng mà cả tỉnh Thừa Thiên Huế chờ đợi từ bao lâu nay đã đến, ngày 10/12/2019, Bộ Chính trị đã ban hành một nghị quyết riêng cho việc xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế: Nghị quyết 54-NQ/TW.

Nghị quyết của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Nghị quyết này đã xác lập quan điểm nhất quán và tạo lập điều kiện cực kỳ quan trọng để Thừa Thiên Huế thật sự phát triển bằng chính giá trị đặc thù của mình. Đó là giá trị riêng của vùng đất di sản. Nghị quyết đã xác định việc xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương: “trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế”, bằng “sự kết hợp hài hòa giữa di sản văn hóa, lịch sử đặc sắc, với cảnh quan tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đa dạng, và con người Huế”.

Trước đó, tại buổi làm việc của Bộ Chính trị để chuẩn bị ban hành nghị quyết này, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cũng nhấn mạnh: “Nói đến Huế là nói đến Cố đô, vùng đất rất đặc thù. Con người sâu lắng, trầm tư, ít ồn ào, từ giọng nói đến tính cách; là Thừa Thiên Huế có những nét rất riêng biệt, rất khác so với nhiều địa phương khác trong cả nước”.

Huế - tên gọi đại diện cho cả vùng đất Thừa Thiên Huế - chỉ có thể trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, với tư cách một “đô thị di sản” đặc sắc của quốc gia, mà không đô thị nào ở Việt Nam có được. Nếu với tư cách một đô thị phát triển như bao đô thị khác ở Việt Nam, thì Huế không thể là đô thị lớn, đừng nói đến đô thị trực thuộc Trung ương. Theo tiêu chí phân loại đô thị của Việt Nam hiện nay, thành phố trực thuộc Trung ương phải là đô thị loại đặc biệt hoặc loại 1, có quy mô dân số từ 1 triệu người trở lên, mật độ dân cư từ 2.000 người/km2, vùng nội thành phải từ 10.000 người/km2 trở lên. Huế không thể và không nên phát triển theo cách như thế, sẽ đánh mất Huế.

Vì vậy, Huế đang phát triển theo chiều ngược lại, mở rộng đô thị để giảm bớt mật độ dân cư trong nội thành, giảm sức ép lên đô thị cổ và cảnh quan thơ mộng của sông Hương, núi Ngự. Huế vốn là “thành phố vườn”, trong nghị quyết cũng có nhắc đến vẻ đẹp đặc trưng này, với định hướng đô thị “di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan và thân thiện với môi trường”, thì Huế phải phát triển theo một bộ tiêu chí khác. Đó là cách phát triển đô thị của các thành phố di sản.

Vì lẽ đó, đừng so sánh và đòi hỏi Huế phải phát triển như Đà Nẵng, Nha Trang hay Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và cả đô thị cổ Hội An. Huế là một đô thị có đặc điểm khác biệt hoàn toàn với các đô thị ở Việt Nam. Những khối bê tông dày đặc do phát triển nóng hạ tầng đô thị hiện đại của Đà Lạt, Sa Pa là bài học cho Huế trong việc chọn lựa cảnh quan thiên nhiên hay kiến trúc nhân tạo. Tình trạng ô nhiễm nặng nề của Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh là cái giá phải trả quá đắt cho sự phát triển đô thị theo quy mô to lớn.

Nghị quyết 54-NQ/TW có nhắc đến một trong những nguyên nhân chủ quan của sự chậm phát triển của Huế thời gian qua, đó là “nhận thức về vị trí, vai trò của Thừa Thiên Huế cũng như giá trị văn hóa di sản trong một bộ phận cán bộ, đảng viên còn hạn chế; chưa thấy rõ mối quan hệ gắn bó giữa kinh tế và văn hóa; chưa quan tâm gắn phát triển kinh tế với xây dựng và phát triển văn hóa; chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển”.

Đó cũng là tâm trạng của người dân và cả du khách. Ai cũng mong muốn Huế phát triển, nhưng Huế phải phát triển và chỉ phát triển theo cách riêng của mình. Đó là phát triển trên nền tảng văn hóa và di sản, vừa bảo tồn giá trị truyền thống, giữ gìn cảnh quan, môi trường thiên nhiên, vừa phải tạo lập những giá trị mới. Điều đó quả là khó khăn, nhưng một khi đã xác định được con đường rồi thì khắc đi khắc đến.

Phải phát triển nhanh hơn, đó là đòi hỏi của cuộc sống. Nhưng phát triển mà không đánh mất di sản, không hư hại cảnh quan, ô nhiễm môi trường, không làm tàn phai cốt cách của con người Huế, đó mới là lựa chọn thông minh và có trách nhiệm với hậu thế!

MINH DÂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tạo bứt phá cho vùng dược liệu có giá trị kinh tế cao

Đó là mục tiêu đặt ra tại hội nghị sơ kết 3 năm triển khai đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTSVMN), giai đoạn I (2021-2025). Hội nghị do Bộ Y tế tổ chức trong hai ngày 14 và 15/5 tại Huế, được kết nối trực tuyến đến 63 tỉnh, thành.

Tạo bứt phá cho vùng dược liệu có giá trị kinh tế cao
Nguồn nhân lực chất lượng cao: Gỡ điểm nghẽn để phát triển

Phát triển nguồn nhân lực (NNL) chất lượng cao gắn với xây dựng các kỹ năng nghề thuộc các lĩnh vực kinh tế trọng điểm là hướng đi cần thiết của Thừa Thiên Huế trong việc thực hiện hiệu quả các đề án, chương trình, kế hoạch trên hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Nguồn nhân lực chất lượng cao Gỡ điểm nghẽn để phát triển
Phát triển kinh tế nhờ hướng đi phù hợp

Chọn hướng đi phù hợp, làm giàu trên chính quê hương của mình, đó là cách những hội viên phụ nữ xã Quảng Phú (Quảng Điền) kiên trì, khẳng định bản thân mình trên con đường khởi nghiệp, phát triển kinh tế.

Phát triển kinh tế nhờ hướng đi phù hợp
Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế

Việc áp dụng các chính sách trong quá trình thực hiện Nghị quyết 43 của Quốc hội đã giúp tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được nhiều kết quả; tuy nhiên, thực tiễn áp dụng cũng đang gặp nhiều khó khăn, cần giải pháp tháo gỡ.

Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế
Return to top