ClockChủ Nhật, 27/03/2022 08:55

Ban hành Nghị quyết về số giờ làm thêm của người lao động

Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành Nghị quyết số: 17/2022/UBTVQH15 Về số giờ làm thêm trong 1 năm, trong 1 tháng của người lao động trong bối cảnh phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

Tổ chức công đoàn đề nghị giảm giờ làm việc, thêm ngày nghỉ lễTăng giờ làm thêm có tăng thu nhập cho người lao động?Dự thảo Luật Lao động: Tăng tuổi nghỉ hưu, giờ làm thêm

Người lao động làm việc tại Công ty Cổ phần quốc tế Bảo Hưng (huyện Vũ Thư, Thái Bình). Ảnh minh họa: Thế Duyệt/TTXVN

Theo Nghị quyết, số giờ làm thêm trong 1 năm được quy định như sau: "Trường hợp người sử dụng lao động có nhu cầu và được sự đồng ý của người lao động thì được sử dụng người lao động làm thêm trên 200 giờ nhưng không quá 300 giờ trong 1 năm, trừ các trường hợp sau đây: Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi; Người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng; Người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; Lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 6 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; Lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Không áp dụng khoản 1 Điều này đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 107 của Bộ luật Lao động".

Số giờ làm thêm trong 1 tháng được quy định: "Trường hợp người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm tối đa 300 giờ trong 1 năm có nhu cầu và được sự đồng ý của người lao động thì được sử dụng người lao động làm thêm trên 40 giờ nhưng không quá 60 giờ trong 1 tháng".

Việc thực hiện quy định về số giờ làm thêm tại Nghị quyết này phải tuân thủ đầy đủ các quy định khác có liên quan của Bộ luật Lao động. Khi tổ chức làm thêm giờ quy định tại khoản 1 Điều 1 của Nghị quyết này, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại khoản 4, Điều 107 của Bộ luật Lao động.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm áp dụng các biện pháp nâng cao năng suất lao động và các biện pháp khác nhằm giảm thiểu việc làm thêm giờ; trong trường hợp phải làm thêm giờ, người sử dụng lao động thực hiện các chế độ phúc lợi bảo đảm cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động.

Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành, chính quyền địa phương, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, hướng dẫn, tổ chức thi hành Nghị quyết này.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tăng cường tuyên truyền, thông tin, chỉ đạo, hướng dẫn công đoàn các cấp trong việc giám sát thực hiện Nghị quyết, bảo vệ quyền lợi của người lao động, thúc đẩy việc đối thoại, thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể, các thỏa thuận bảo đảm phúc lợi cho người lao động trong quá trình thực hiện Nghị quyết này.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và các tổ chức đại diện của người sử dụng lao động khác tăng cường tuyên truyền, thông tin đến người sử dụng lao động để thực hiện Nghị quyết này, đồng thời bảo đảm hài hòa quyền và lợi ích giữa các bên trong quan hệ lao động, hỗ trợ và tăng cường các chế độ phúc lợi cho người lao động để cùng vượt qua khó khăn, góp phần phục hồi sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 4 năm 2022, trừ quy định tại khoản 2 Điều này. Quy định tại khoản 1 Điều 1 của Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.

Theo TTXVN/Báo Tin tức

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Con đường” doanh nghiệp phải đi

ESG là bộ 3 tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và quản trị (Environmental, Social & Governance), đang được nhiều doanh nghiệp (DN) quan tâm hơn, bởi đây là thước đo mức độ phát triển bền vững và tác động của DN đến cộng đồng. Nếu DN thực thi ESG tốt sẽ danh chính ngôn thuận, có sứ mệnh chinh phục khách hàng.

“Con đường” doanh nghiệp phải đi
Việt Nam dẫn đầu top 10 quốc gia châu Á, nơi người lao động phát triển nhất

Hầu hết chúng ta dành phần lớn thời gian tại nơi làm việc, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi công việc có thể có tác động lớn đến sức khỏe tâm thần và hạnh phúc tổng thể. Trong khi công việc có thể gây thêm căng thẳng, buồn bã và tức giận cho cuộc sống, một số người cũng tìm thấy sự thỏa mãn, mục tiêu và hạnh phúc thông qua công việc.

Việt Nam dẫn đầu top 10 quốc gia châu Á, nơi người lao động phát triển nhất
Hơn 6 ngàn vị trí việc làm đang chờ người lao động

Sáng 25/5, UBND TX. Hương Thủy tổ chức “Ngày hội việc làm - Tuyển sinh học nghề gắn với chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững” năm 2024, thu hút hơn 800 đoàn viên thanh niên, học sinh, người lao động trên địa bàn tham gia.

Hơn 6 ngàn vị trí việc làm đang chờ người lao động
Giữ chân người lao động ở lại hệ thống an sinh

Số lượng người lao động (NLĐ) rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần liên tục tăng trong những tháng đầu năm 2024 nên cùng với việc tuyên truyền, vận động NLĐ ngừng rút BHXH một lần, BHXH tỉnh tuyên truyền về lợi ích khi nhận lương hưu và các chính sách an sinh dành cho NLĐ khi tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện sau khi nghỉ việc.

Giữ chân người lao động ở lại hệ thống an sinh

TIN MỚI

Return to top