ClockThứ Ba, 07/03/2023 07:55

Đề xuất ngừng sử dụng hóa đơn đối với doanh nghiệp trốn đóng BHXH từ 6 tháng trở lên

Để hạn chế tình trạng trốn đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH), nhất là với doanh nghiệp, tại dự thảo luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi đang được lấy ý kiến có đề xuất ngừng sử dụng hóa đơn đối với doanh nghiệp trốn đóng BHXH từ 6 tháng trở lên.

Đề xuất 2 phương án khi rút Bảo hiểm xã hội một lầnThực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệpTăng cường các giải pháp giảm số tiền chậm đóng bảo hiểm năm 2023

leftcenterrightdel

Giao dịch thủ tục hành chính tại cơ quan thuế. Ảnh: TTXVN

Các biện pháp đề xuất để xử lý trốn đóng bảo hiểm xã hội đó là, người sử dụng lao động phải nộp số tiền bằng 0,03%/ngày tính trên tổng số tiền trốn đóng (tương tự như tiền chậm nộp thuế hiện nay).

Cơ quan có thẩm quyền quyết định ngừng sử dụng hóa đơn đối với người sử dụng lao động trốn đóng bảo hiểm xã hội từ 6 tháng trở lên; hoãn xuất cảnh đối với người sử dụng lao động trốn đóng bảo hiểm xã hội từ 12 tháng trở lên.

Bên cạnh đó, Công đoàn và cơ quan Bảo hiểm xã hội có thẩm quyền khởi kiện vụ việc về bảo hiểm xã hội ra Tòa án. Nếu có dấu hiệu phạm tội trốn đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Bộ luật Hình sự, cơ quan Bảo hiểm xã hội sẽ kiến nghị khởi tố theo quy định…

Dự thảo luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi cũng bổ sung trách nhiệm của người sử dụng lao động phải bồi thường cho người lao động nếu không tham gia hoặc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không đầy đủ, kịp thời mà gây ra thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động.

Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tổng số tiền chậm đóng bảo hiểm xã hội của các cơ quan, đơn vị bình quân giai đoạn 2016-2020 là khoảng 10.000 tỷ đồng. Xét theo thời gian chậm đóng bảo hiểm xã hội, các cơ quan, đơn vị chậm đóng kéo dài trên 3 năm hiện chiếm tỉ trọng cao, bình quân giai đoạn 2016-2020 là trên 30%. Đặc biệt, số tiền chậm đóng bảo hiểm xã hội khó có khả năng thu hồi có xu hướng tăng nhanh, từ 1.562 tỷ đồng năm 2016 tăng lên đến khoảng 2.600 tỷ đồng năm 2020.

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, phần lớn các doanh nghiệp phá sản, chấm dứt hoạt động thời gian qua khi thanh lý tài sản không thu hồi được hoặc thu hồi được rất ít so với các khoản tiền chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. Như vậy, người lao động không được ghi nhận đối với khoảng thời gian doanh nghiệp bị chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp dẫn đến quyền lợi của họ bị ảnh hưởng.

Theo Báo Tin tức
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Để doanh nghiệp quản trị và vận hành hiệu quả

Xây dựng chiến lược, lập kế hoạch kinh doanh và vận hành doanh nghiệp (DN) hiệu quả là nội dung khóa đạo tạo được Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp tổ chức trong 2 ngày 22 và 23/11.

Để doanh nghiệp quản trị và vận hành hiệu quả
Hướng đến doanh nghiệp không khói thuốc

Không chỉ là một khẩu hiệu, phong trào "Doanh nghiệp nói không với thuốc lá" đang trở thành cam kết của nhiều doanh nghiệp (DN), góp phần cùng cộng đồng bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng sống.

Hướng đến doanh nghiệp không khói thuốc
Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần hoàn thành các nghĩa vụ thuế trước khi giải thể

Trong bối cảnh kinh tế có nhiều khó khăn, giải thể doanh nghiệp (DN) đã trở thành một lựa chọn bất đắc dĩ của nhiều chủ DN, nhất là các DN nhỏ và vừa. Tuy nhiên, việc không nắm các quy định pháp luật về giải thể DN, nhất là tuân thủ các nghĩa vụ thuế liên quan khiến thời gian thực hiện thủ tục giải thể DN kéo dài.

Doanh nghiệp cần hoàn thành các nghĩa vụ thuế trước khi giải thể

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top