ClockThứ Bảy, 06/10/2018 13:04

Siết chặt quản lý các điểm cầm đồ

TTH - Hàng loạt xe máy cầm cố sai quy định là thực tế hiện nay tại một số điểm cầm đồ trên địa bàn TP. Huế mà lực lượng nghiệp vụ vừa kiểm tra, xử lý.

Thuê xe mang đi... cầmXe tang vật trong tiệm cầm đồTài sản gian “tá túc” ở tiệm cầm đồ

Số xe máy được lực lượng công an đưa về xử lý theo quy định

Nhiều sai phạm

Cuối tháng 9, đầu tháng 10/2018, Đội Cảnh sát quản lý hành chính Công an TP. Huế bất ngờ kiểm tra cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ R. (trên đường Lê Quý Đôn, TP. Huế) do ông K. làm chủ. Quá trình kiểm tra, tổ công tác phát hiện 82 xe máy cầm cố vi phạm các điểm d, e, g khoản 2, điều 11 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ. Theo quy định, chủ cơ sở kinh doanh nhận cầm cố tài sản phải có giấy tờ sở hữu. Tuy nhiên, tại thời điểm kiểm tra, chủ kinh doanh không có các loại giấy tờ đó.

Không những thế, chủ kinh doanh này còn cầm cố tài sản thuộc sở hữu của người khác mà không có giấy ủy quyền hợp lệ của chủ sở hữu cho người mang tài sản đi cầm cố; bảo quản tài sản cầm cố không đúng nơi đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Trong số xe cầm cố sai quy định có 1 xe liên quan đến tang vật của 1 vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Tiếp đó, tổ công tác tiếp tục kiểm tra cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ T. (trên đường Phan Bội Châu, TP. Huế) do ông T. làm chủ và phát hiện 33 xe cầm cố vi phạm 3 điều khoản nói trên.

Đó chỉ là hai trong số nhiều điểm cầm đồ hiện nay đang tồn tại trên địa bàn TP. Huế được đội nghiệp vụ Công an TP. Huế tiến hành kiểm tra và phát hiện những sai phạm. Thống kê từ lực lượng chức năng Công an TP. Huế, toàn thành phố hiện có 147 cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ. Bên cạnh những tiệm cầm đồ hoạt động đúng luật, thì có không ít chủ tiệm cầm đồ cố tình lách luật, cầm cố những giấy tờ, tài sản trái quy định.

Ngăn ngừa, xử lý nghiêm minh

Theo giới cầm đồ, chủ tiệm cầm đồ chỉ chú trọng lợi nhuận, nên không làm hợp đồng; cầm cố tài sản không đúng tên chủ sở hữu; thấy đối tượng cầm cố có nghi vấn trộm cắp tài sản nhưng bỏ qua, không báo cơ quan công an. Tài sản kiểu gì chủ các tiệm cầm đồ cũng sẵn sàng cầm mà không cần lý do.

Anh Lê A. T, trú tại phường Vỹ Dạ - một trong những người am hiểu về dịch vụ cầm đồ giải thích, thông thường, biết khách hàng “bức bách” trong việc cần tiền, nên chủ tiệm cầm đồ thường ép giá, lãi suất cao, cần tiền nên người cầm vẫn cố “bấm bụng”. Quá thời hạn, nếu người cầm không đến đóng tiền gia hạn, thì chủ tiệm cầm đồ có quyền phát mãi.

Điều đáng nói là nhiều trường hợp chủ cầm đồ dù biết xe gian, nhưng vẫn “nhắm mắt” cầm với giá rẻ mạt, có thể cầm 10 đến 15 triệu đồng nhưng chỉ đưa người cầm 3 đến 5 triệu đồng, sau đó tìm cách thanh lý ngay hoặc rã phụ tùng ra bán từng món nếu xe còn “rin”, mới, có giá trị cao. Cũng có lúc chủ tiệm cầm đồ chủ động thay đổi màu sơn rồi bán cho những người chuyên thồ hàng, đi rừng… ở vùng sâu, vùng xa.

Qua tìm hiểu, các hiệu cầm đồ hiện nay đều có mức lãi suất vượt mức quy định của pháp luật. Nhưng các cửa hiệu vẫn “lách luật” để tồn tại. Có không ít cửa hiệu cầm đồ công khai mức lãi suất trá hình nhưng trong thực tế, các cửa hiệu lại cộng những khoản chi phí “giời ơi” khiến lãi suất không khác gì tín dụng đen. Biết vậy, nhưng vì ưu điểm cho vay nhanh, thủ tục đơn giản, các cửa hiệu này vẫn thu hút rất lớn lượng khách hàng…

Trung tá Lê Ngọc Minh, Đội trưởng Đội Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an TP. Huế cho biết: “Trước vấn đề này, Công an TP. Huế đã và đang phối hợp với UBND các phường tiếp tục kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ, kịp thời phát hiện những cơ sở không đáp ứng được điều kiện về an ninh trật tự theo quy định, hoặc vi phạm quy định về quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự để ngăn ngừa, xử lý nghiêm minh theo quy định pháp luật”.

“Kinh doanh dịch vụ cầm đồ hiện đang nở rộ và mang tính chất phức tạp. Do vậy, lực lượng Quản lý hành chính về trật tự xã hội và Công an các phường thường xuyên kiểm tra, giám sát; chủ động nắm tình hình không để các chủ cơ sở kinh doanh cầm đồ chứa chấp, bao che, tiếp tay đối với hoạt động tội phạm. Không chỉ tăng cường kiểm tra, xử lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ không có giấy chứng nhận kinh doanh, cầm cố tài sản do vi phạm pháp luật mà có, mà còn kịp thời phát hiện nhiều tang vật liên quan đến đường dây trộm cắp giúp Công an TP. Huế phá nhiều vụ án trộm cắp”, Đại tá Hoàng Long, Trưởng Công an TP. Huế khẳng định.

Bài, ảnh: Anh Phong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Siết chặt quản lý phương tiện vận tải

Siết chặt quản lý phương tiện vận tải là một trong những giải pháp quan trọng của ngành chức năng, nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông (TTATGT), tạo môi trường kinh doanh vận tải (KDVT) lành mạnh.

Siết chặt quản lý phương tiện vận tải
Tăng hiệu quả chăm sóc và điều trị trong lĩnh vực Nhi khoa

Ngày 1/11, hội nghị Nhi khoa toàn quốc lần thứ 25 khai mạc với chủ đề “Từ khoa học đến chính sách và thực tiễn”. Hội nghị có sự tham dự của UVTV Tỉnh ủy, Phó chủ tịch Thường trực UBND Tỉnh Nguyễn Thanh Bình; ông Đinh Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Bà mẹ Trẻ em, Bộ Y tế; PGS.TS. Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, Chủ tịch hội Nhi khoa Việt Nam; PGS.TS Trần Kiêm Hảo, Giám đốc sở y tế cùng hàng trăm bác sĩ, chuyên gia trong ngoài nước, nhà quản lý, hội viên Hội Nhi khoa Việt Nam…

Tăng hiệu quả chăm sóc và điều trị trong lĩnh vực Nhi khoa
Chuyển đổi từ cơ chế “phân cấp” sang “phân quyền” để quản lý, khai thác tài sản công hiệu quả

Chính phủ đề xuất sửa đổi quy định về thẩm quyền quyết định trong mua sắm, thuê, quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, từ cơ chế Chính phủ, bộ, cơ quan Trung ương, HĐND cấp tỉnh “phân cấp” thẩm quyền sang cơ chế phân quyền cho Chính phủ, bộ, cơ quan Trung ương, HĐND cấp tỉnh “quy định” thẩm quyền nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý, sử dụng tài sản công.

Chuyển đổi từ cơ chế “phân cấp” sang “phân quyền” để quản lý, khai thác tài sản công hiệu quả
Siết chặt quản lý thị trường bất động sản

Thời gian qua, giá bất động sản (BĐS) tăng cao, khiến cho thị trường vừa mới hồi phục đã xuất hiện những dấu hiệu bất ổn. Thực trạng này đòi hỏi các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc để ngăn chặn tình trạng “thổi giá”, gây nhiễu loạn thông tin, tránh để người dân trở thành nạn nhân của những đợt sốt đất ảo đã từng diễn ra.

Siết chặt quản lý thị trường bất động sản

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top