ClockThứ Hai, 21/11/2016 14:21

Thẩm phán có vai trò quyết định trong xử lý phá sản

Khẳng định thẩm phán có vai trò quan trọng trong xử lý phá sản và tái cấu trúc doanh nghiệp, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hoà Bình đề nghị tăng quyền tự quyết cho những người "cầm cân nảy mực" này.

Hôm nay, gần 110 đại biểu đến từ 18 nước đã tham dự diễn đàn Cải cách phá sản tại châu Á (FAIR) lần thứ 10 được tổ chức tại Hà Nội với chủ đề Phục hồi sự ổn định. 

Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình hy vọng việc học hỏi kinh nghiệm từ các nước trong diễn đàn sẽ giúp Việt Nam hoàn thiện chính sách pháp luật về phá sản. Bởi giải quyết phá sản là công việc phức tạp so với việc giải quyết các tranh chấp thông thường, liên quan nhiều lĩnh vực và cả thực tiễn quản trị và điều hành doanh nghiệp.

Chánh án Nguyễn Hoà Bình cho rằng, thẩm phán giải quyết vụ việc phá sản không chỉ là người đưa ra phán quyết mà còn phải dẫn dắt, hướng dẫn các chủ thể tham gia quá trình tái cấu trúc. Thẩm phán vì thế cần được tăng quyền tự quyết trong mỗi vụ việc giải quyết phá sản.

Sau hơn 20 năm ra đời, Luật Phá sản 1993 của Việt Nam đã hai lần sửa đổi, bổ sung vào năm 2004 và 2014. Năm 2015, số lượng đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản gửi toà án tăng 184% so với năm 2014.

Theo Vnexpress

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kẻ chủ mưu mua bán trái phép chất ma túy lĩnh án 20 năm tù

Chiều 23/8, Tòa án Nhân dân tỉnh mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với Nguyễn Văn Phước (SN 2001, trú xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc) và Võ Thị Yến Nhi (SN 2005, trú huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre) về tội “Mua bán trái phép chất ma túy”.

Kẻ chủ mưu mua bán trái phép chất ma túy lĩnh án 20 năm tù
Giao “hàng nóng” thuê lãnh án 20 năm tù

Chiều 9/7, Tòa án Nhân dân tỉnh mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Việt Đức (SN 2004, trú tại xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) về tội “Mua bán trái phép chất ma túy”.

Giao “hàng nóng” thuê lãnh án 20 năm tù

TIN MỚI

Return to top