ClockThứ Hai, 14/10/2019 14:35

Trộm đột nhập lấy cắp cổ vật tại đình làng Hiền Sỹ

TTH.VN - Công an xã Phong Sơn đang phối hợp với Công an huyện Phong Điền điều tra vụ đột nhập lấy cắp cổ vật tại Đình làng Hiền Sỹ.

Bắt nhanh đối tượng trộm cắp tài sảnĐang tiêu thụ tài sản trộm cắp thì bị bắtPhá đường dây trộm cắp và tiêu thụ đồng hồ cũ giá trịBắt đối tượng trộm hiện vật tại Trung tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng

Đình làng Hiền Sỹ (Phong Sơn, Phong Điền) nơi kẻ gian đột nhập trộm cắp đồ cổ

Ông Nguyễn Trung, người chăm sóc Di tích Đình làng Hiền Sỹ cho biết, ngày 13/10 (nhằm ngày 15/9 âm lịch), ông đến Đình làng Hiền Sỹ để quét dọn và thắp hương tại đình thì phát hiện cửa hông đình làng bị đục chốt cửa phía bên ngoài. Kiểm tra tủ 2 án thờ thì phát hiện bị kẻ trộm phá khóa, lấy đi 2 bình cổ vật quý, gồm: 1 lục bình và 1 ché cổ từ thời vua Tự Đức. 2 bình này làm bằng sứ, tráng men màu đất và trắng, xanh, cao khoảng 60cm. Lục bình có đường kính khoảng 40cm, ché sứ có đường kính 80cm.

“Điều đặc biệt là kẻ trộm chỉ nhắm vào cổ vật. Chúng đã phá 2 án thờ, nhưng chỉ lấy 2 trên 4 đồ vật trong 1 án thờ, còn lại 2 bình sứ mới chúng không lấy. Ở án thờ thứ 2 có 5 bộ lư đồng và 1 cái chiêng đồng, trị giá khoảng 20 triệu đồng, nhưng trộm không lấy. Có lẽ, trộm chỉ từ 1 đến 2 tên và chỉ nhắm vào cổ vật (có giá trị cao) để trộm”, ông Trung cho hay.

Cửa bên hông vào đình làng bị đục tường 

Ông Lê Ngọc Biên, Trưởng ban Trị sự làng Hiền Sỹ cho biết, sau khi phát hiện sự việc mất trộm xảy ra, làng đã báo sự việc lên Công an xã. Ngay trong chiều tối ngày 13/10, lực lượng công an đã thu thập các chứng cứ tại hiện trường để điều tra, truy xét. 

Theo ông Biên, tất cả các cổ vật đều cất trong tủ, chỉ có dịp đại lễ mới đem ra trưng bày. Trước đây, khi đem chuông cổ đi hàn và nói chơi là ai mua sẽ bán. Sau đó, một số đối tượng từ Đà Nẵng ra hỏi mua và trả giá lên 1,2 tỷ đồng. Có lẽ chính vì điều này mà trộm đã đột nhập vào đình làng để trộm các cổ vật.

Đình làng Hiền Sỹ có từ cách đây gần 700 năm. Nơi đây ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử cách mạng có ý nghĩa quan trọng. Nay Đình làng Hiền Sỹ được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh.

 

Tin, ảnh: Hải Huế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Dấu ấn Phật giáo trên cổ ngoạn”

Hưởng ứng Festival mùa thu Huế 2024 và nhân Lễ Vu lan năm Giáp Thìn, Bảo tàng Đồ sứ kí kiểu thời Nguyễn tại số 114 đường Mai Thúc Loan, TP. Huế tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Dấu ấn Phật giáo trên cổ ngoạn” vào sáng 15/8.

“Dấu ấn Phật giáo trên cổ ngoạn”
Chờ cổ vật “tụ hội” ở Huế

Ngày 22/6 này, hơn 150 hiện vật thuộc các bộ sưu tập của 29 nhà sưu tầm cổ vật Bắc – Trung – Nam sẽ tụ hội về Triển lãm “Cổ vật hội tụ” diễn ra tại điện Kiến Trung (Đại Nội Huế).

Chờ cổ vật “tụ hội” ở Huế
Trộm ngày càng liều lĩnh, manh động

Các đối tượng trộm cắp tài sản (TCTS) rất liều lĩnh và manh động. Chúng sẵn sàng chống trả lại người dân và lực lượng chức năng nếu bị phát hiện truy đuổi.

Trộm ngày càng liều lĩnh, manh động
Phát huy giá trị của Đình làng Thế Chí Đông

Cách trung tâm TP. Huế khoảng 35km về hướng Đông Bắc, Đình làng Thế Chí Đông, xã Điền Hải, huyện Phong Điền mang trong mình những giá trị văn hóa đặc trưng của vùng đất nằm bên phá Tam Giang, vừa được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh.

Phát huy giá trị của Đình làng Thế Chí Đông
Return to top