ClockThứ Hai, 15/01/2024 06:16

Trốn lệnh truy nã, khó thoát

TTH - Tưởng chừng sau nhiều năm lẩn trốn lệnh truy nã, cơ quan chức năng sẽ “quên”. Thế nhưng, các đối tượng đã bị lực lượng công an nhanh chóng phát hiện, bắt giữ khi tìm cách trở về địa phương.

Trấn áp tội phạm cuối năm1311 - “khắc tinh” của tội phạm đường phố

Đối tượng truy nã Lê Phú T. (giữa) sau 18 năm lẩn trốn đã bị Công an TP. Huế bắt giữ 

Sa lưới sau hàng chục năm lẩn trốn

Một đối tượng truy nã sau 18 năm lẩn trốn đã bị Công an TP. Huế bắt giữ. Đó là, Lê Phú T. (SN 1960), trú tại phường Phú Hậu (TP. Huế).

Qua điều tra, xác minh của lực lượng công an, vào năm 2004, Lê Phú T. được phân công làm Tổ trưởng Tổ vay vốn của tổ dân phố 3, phường Phú Hậu. Lợi dụng việc thu tiền vốn và lãi của các hộ vay vốn, T đã chiếm đoạt và tiêu xài cá nhân, rồi bỏ đi khỏi nơi cư trú. Ngay sau đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Huế đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh truy nã đối với T. về hành vi tham ô tài sản.

Sau khi trốn khỏi địa phương, T đến thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hoá (Quảng Trị) sinh sống cho đến nay thì bị lực lượng Công an TP. Huế và các đơn vị nghiệp vụ có liên quan phát hiện, bắt giữ.

Một đối tượng truy nã khác tên Phạm Thị N. (SN 1973), trú tại xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh (TP. Hồ Chí Minh) cũng đã bị Công an TP. Huế bắt giữ. N. là đối tượng bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Huế ra quyết định truy nã về tội trộm cắp tài sản cách đây hơn 21 năm.

Ngày 31/5/2000, Phạm Thị N. cùng 2 đối tượng khác vào chợ Đông Ba (TP. Huế) giả vờ mua hàng. Các đối tượng phối hợp với nhau lấy trộm 1 túi xách bên trong có nhiều tài sản giá trị thì bị công an phát hiện, bắt giữ.

Tháng 10/2000, Tòa án nhân dân TP. Huế tuyên phạt bị cáo N. 6 năm tù giam. Tuy nhiên, N. bỏ trốn khỏi địa phương, thay đổi nhiều nơi ở khác nhau, không chấp hành bản án của tòa.

Sau một thời gian dài truy nã, đến ngày 8/6/2023, tại đường Hải Thượng Lãn Ông, quận 5 (TP. Hồ Chí Minh), Đội Cảnh sát hình sự Công an TP. Huế đã phát hiện, bắt giữ N. đưa về Thừa Thiên Huế để thi hành án.

Sau khi bỏ đi khỏi địa phương N sinh sống nhiều nơi và tự lấy tên gọi là Phạm Thị Nga nhằm che giấu nhân thân lai lịch, trốn tránh truy nã, tránh sự phát hiện của cơ quan công an.

Sau khi lừa chiếm hơn 4 tỷ đồng của nhiều người ở Thừa Thiên Huế, 2 đối tượng là Võ Đức Th. (SN 1998), trú tại ấp 3, xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc, (Đồng Nai) và Hoàng D (SN 1975), trú tại phường Phú Thuận (TP. Huế) đã trốn khỏi địa bàn.

Cả Th. và D. đều là những đối tượng có nhiều tiền án, tiền sự, luôn tìm cách che giấu tung tích. Qua nhiều ngày đêm lần theo dấu vết của các đối tượng từ nhiều tỉnh thành, các cán bộ, chiến sĩ tham gia chuyên án của Công an tỉnh đã lần lượt tóm được Th và D tại tỉnh Bình Thuận và TP. Hồ Chí Minh…

Hãy đầu thú để được khoan hồng

Qua các vụ việc trên cho thấy, sau khi trốn khỏi địa phương, các đối tượng đã sử dụng nhiều thủ đoạn để đối phó với cơ quan chức năng. Trong suốt thời gian trốn truy nã, các đối tượng cắt đứt mọi liên lạc với gia đình, người thân. Ngay cả bố mẹ, người thân, bạn bè cũng không biết các đối tượng làm gì, ở đâu.

Có đối tượng kỹ lưỡng đến mức không sử dụng điện thoại thông minh để liên lạc với gia đình, người thân, bạn bè với mục đích tránh bị phát hiện. Quá trình lẩn trốn, các đối tượng liên tục di chuyển, thay đổi các địa bàn khác nhau; sử dụng nhiều tên giả, vỏ bọc khác nhau để trốn tránh cơ quan chức năng.

Theo lực lượng nghiệp vụ Công an tỉnh, các đối tượng truy nã do lo sợ bị bắt, nên thường rất manh động, sẵn sàng chống trả lực lượng chức năng. Việc xác minh, truy bắt các đối tượng truy nã vì thế mà trở nên nguy hiểm, khó khăn hơn so với các loại tội phạm khác. Tuy nhiên, với việc xây dựng kế hoạch, thành lập chuyên án, cán bộ, chiến sĩ tham gia chuyên án đều tinh thông nghiệp vụ nên các đối tượng truy nã đã bị bắt giữ dù đã dùng đủ “chiêu” để lẩn trốn.

Đại tá Nguyễn Thanh Tuấn, Giám đốc Công an tỉnh khẳng định, ngoài tuyên truyền, vận động các đối tượng truy nã ra đầu thú, chúng tôi còn tăng cường sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để xử lý nghiêm loại đối tượng này. Dù các đối tượng có tinh vi đến mức nào, lẩn trốn thời gian bao lâu cũng khó để thoát khỏi các lực lượng chức năng. Các đối tượng truy nã nên tự giác đầu thú để được hưởng sự khoan hồng của pháp luật. 

Nhiều năm qua, lực lượng Công an tỉnh đã bắt, vận động gần 500 đối tượng truy nã; trong đó, có khoảng 100 đối tượng nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm. Từ năm 2022 đến nay, lực lượng nghiệp vụ Công an tỉnh, công an các địa phương đã phá thành công hàng loạt chuyên án, bắt giữ và vận động đầu thú nhiều đối tượng truy nã. Qua 15 ngày đầu thực hiện đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm bảo đảm an ninh trật tự tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, lực lượng công an toàn tỉnh đã bắt, vận động đầu thú 2 đối tượng truy nã.
Bài, ảnh: PHONG ANH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lắng nghe để gỡ khó

Thường xuyên gặp gỡ, đối thoại giữa lãnh đạo huyện với ngư dân trên địa bàn là giải pháp quan trọng để Quảng Điền tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhằm hướng đến mục tiêu: Phát triển hiệu quả dịch vụ, du lịch biển, đầm phá.

Lắng nghe để gỡ khó
Phòng, chống tội phạm trộm cắp, cướp giật dịp cuối năm

Theo Trung tá Lê Ngọc Minh, Đội trưởng Đội Cảnh sát Hình sự (CSHS) Công an TP. Huế, dự báo những tháng cuối năm nay và đầu năm 2025 tình hình tội phạm sẽ còn diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng; đặc biệt là tội phạm trộm cắp, cướp giật do người dân thường có tâm lý chủ quan và lo toan làm ăn, buôn bán dịp lễ, tết.

Phòng, chống tội phạm trộm cắp, cướp giật dịp cuối năm
Đội Cựu quân nhân phòng, chống tội phạm: Mô hình tích cực

Được thành lập từ đầu năm 2023, đến nay, mô hình “Đội Cựu quân nhân phòng, chống tội phạm” của phường Gia Hội (TP. Huế) đem lại nhiều kết quả tích cực trong phòng, chống tội phạm và đảm bảo trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn phường.

Đội Cựu quân nhân phòng, chống tội phạm Mô hình tích cực
Vay vốn thực hiện mô hình nông nghiệp thoát nghèo

Được chính quyền, hội đoàn thể hỗ trợ tư vấn một số mô hình kinh tế phù hợp, thông qua nguồn vốn chính sách, nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện A Lưới đã phát triển sản xuất nông nghiệp, từng bước thoát nghèo bền vững.

Vay vốn thực hiện mô hình nông nghiệp thoát nghèo
Return to top