ClockThứ Hai, 24/04/2023 14:04

Những mô hình phụ nữ thoát nghèo bền vững ở Thủy Phương

TTH - Được sự hỗ trợ của cấp hội phụ nữ, không ít phụ nữ ở phường Thủy Phương (TX. Hương Thủy) đã thoát nghèo bền vững. Đây cũng là tổ chức hội được Hội LHPN Việt Nam khen thưởng khi thực hiện tốt công tác xóa đói, giảm nghèo cho hội viên phụ nữ.

320 hộ phụ nữ thoát nghèo từ nguồn vốn vay ngân hàng chính sách Phụ nữ dân tộc thiểu số cũng chuyển đổi sốNâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ

Phường Thủy Phương có 1.792 chị là hội viên hội phụ nữ; trong đó, có 72 chị phụ nữ nghèo, cận nghèo. Nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của chị em, Hội LHPN phường bằng nhiều hình thức cho vay vốn, hỗ trợ tiền, giúp ngày công, con giống, giúp nhau khi hoạn nạn khó khăn; đặc biệt, vận động và hỗ trợ phụ nữ mạnh dạn đầu tư sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ, chăn nuôi giải quyết việc làm, tăng thu nhập.

Từ đầu năm đến nay, hội đã giải ngân nguồn vốn quay vòng từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) 5,6 tỷ đồng, nâng tổng nguồn vốn đang quản lên hơn 25 tỷ đồng, với 681 hộ vay. Đồng thời, chú trọng công tác bình xét cho vay, kiểm tra, đối chiếu vốn vay, do vậy không có tình trạng nợ quá hạn, xâm tiêu, chiếm dụng vốn. Nhờ nguồn vốn vay ưu đãi, nhiều hội viên phụ nữ có điều kiện để phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống.

Gia đình chị Nguyễn Thị Kim Oanh ở tổ dân phố 12 được vay 50 triệu đồng xây dựng được mô hình trang trại với gần 50.000 con cá giống, 5.000 con chim cút, nuôi thỏ và dê, gà giống. Mỗi năm, chị thu nhập khoảng 300 triệu đồng. Tương tự, vợ chồng chị Dương Thị Đỡ, từ một hộ khó khăn, năm 2021, chị được NHCSXH tạo điều kiện vay vốn gần 100 triệu đồng để mở dịch vụ giặt là và đặc biệt, chị đã xây dựng mô hình nuôi chim yến đem lại thu nhập hàng năm 200 triệu đồng, gia đình chị đã vươn lên thoát nghèo.

Mô hình tiết kiệm phù hợp với đặc điểm của từng chi hội đã huy động được trên 17 triệu đồng, nâng tổng số tiền tiết kiệm toàn phường gần 520 triệu đồng. Số tiền này, các chi hội cho 174 chị vay với lãi suất thấp để chăn nuôi, buôn bán phát triển kinh tế gia đình. Tiêu biểu chi hội 11 với tổng số dư là 120 triệu đồng với 160 thành viên tham gia. Các chi hội còn hỗ trợ hội viên, phụ nữ khó khăn và trẻ em đến trường từ mô hình tiết kiệm xanh 3,6 triệu đồng, như chi hội 11, chi hội 1, chi hội 7.

Mô hình “Thu gom phế liệu giúp phụ nữ khởi nghiệp và trẻ em đến trường”, mô hình “Hạn chế sử dụng túi ni- lông, dùng giỏ nhựa khi đi chợ” tại các chi hội; đặt lều thu gom phế liệu tại các điểm như nhà sinh hoạt cộng đồng tổ, các nơi đông dân cư... Kết quả từ các mô hình thu gom phế liệu đã quy đổi được 3,6 triệu đồng hỗ trợ cho 6 phụ nữ khó khăn có thêm nguồn vốn.

Bà Văn Thị Hằng - Chủ tịch Hội LHPN phường Thủy Phương cho biết: Nguồn vốn vay ưu đãi từ NHCSXH trong những năm qua đã giúp cho hội viên phụ nữ phường có điều kiện vươn lên phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Hàng năm, Hội LHPN phường tiến hành kiểm tra 100% các tổ tiết kiệm và vay vốn, đánh giá hiệu quả nguồn vốn, theo dõi những hộ vay đi khỏi địa phương để đôn đốc thu hồi. Hoạt động ủy thác giữa Hội LHPN phường với NHCSXH được thực hiện hiệu quả đã góp phần phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương, thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Bài, ảnh: AN NHIÊN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia

Ngày 22/4, Đoàn giám sát của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) do Thứ trưởng Lê Văn Thanh làm Trưởng đoàn tiến hành giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận huyện A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia. Về phía tỉnh có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng chủ trì.

Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia
Tránh mắc vào cạm bẫy

Để mỗi phụ nữ, trẻ em, nhất là phụ nữ vùng cao, biên giới không là nạn nhân của vấn nạn buôn bán người, bóc lột sức lao động, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức để phụ nữ tự bảo vệ mình trước những nguy cơ, vấn nạn đó.

Tránh mắc vào cạm bẫy
Thoát nghèo nhờ nguồn vốn chính sách

Nhờ có nguồn vốn tín dụng chính sách, thời gian qua, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện Nam Đông đã mạnh dạn phát triển kinh tế hộ gia đình, không ngừng vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Thoát nghèo nhờ nguồn vốn chính sách
Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững

Tiếp tục phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, TP. Huế triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển toàn diện và đồng bộ các hoạt động quản lý, bảo vệ, trồng rừng, khai thác, chế biến lâm sản... trên cơ sở huy động mọi nguồn lực xã hội, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường.

Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững
Return to top