ClockThứ Bảy, 26/08/2023 11:11

Sản xuất nông nghiệp sạch từ phân hữu cơ

TTH - Sau một năm triển khai, mô hình “Phân loại và xử lý rác bằng phương pháp sử dụng chế phẩm vi sinh vật bản địa (viết tắt là IMO)” của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà đã thực sự mang lại hiểu quả, góp phần nhân rộng quy trình làm nông nghiệp sạch ở địa phương.

Sạch và chất lượng caoNam Đông niềm cảm hứng kinh tế xanhNhững lão nông yêu rau hữu cơ

Hội viên Phạm Thị Thúy Dương giới thiệu vườn đu đủ được bón bằng phân hữu cơ do chị tự ủ 

Chúng tôi ghé thăm gia đình hội viên Hoàng Thị Thúy (TDP Phú Ổ 1, phường Hương Chữ) đúng lúc chị đang bón thúc cho vườn ổi bằng phân hữu cơ theo phương pháp IMO. Mỗi năm vườn ổi của gia đình chị Thúy cho thu hoạch 3- 4 lứa, mỗi lứa tầm 1 tấn, nhưng năm nay sản lượng gấp rưỡi.

“Từ khi ủ phân hữu cơ bằng phương pháp IMO để bón cho ổi, năng suất tăng đáng kể, đất cũng tưới xốp hơn. Không những ổi mà sản lượng lúa, mè… đều tăng nhờ bón phân hữu cơ”, chị Thúy khẳng định.

Hội viên Phan Thị Châu, Phú Ổ 1, Hương Chữ, không những ủ phân hữu cơ theo phương pháp IMO bằng những phế phẩm nông nghiệp, chăn nuôi có sẵn của gia đình như rơm, trấu, bèo… phân bò, để bón ruộng, phục vụ sản xuất hoa màu mà chị còn ủ phân để bán.

 “Ủ tầm hai tháng là phân khô ráo, hoai mục, không còn mùi hôi, hắc của phân bò. Mỗi đợt, tôi ủ hơn 20 tấn mà cũng không đủ để bán. Nhận thấy lợi ích từ việc bón phân hữu cơ theo phương pháp IMO nên bà con ở đây mua để trồng hoa màu, cây cảnh… rất nhiều. Lúc đầu, ủ để phục vụ việc trồng trọt của gia đình là chính, nhưng thấy hiệu quả nên tôi bàn với chồng làm để bán kiếm thêm thu nhập. Thế mà “làm chơi ăn thật”, nay gia đình tôi còn có thêm nghề mới”, trừ chi phí, mỗi đợt cũng kiếm thêm được vài chục triệu”, chị Châu nói.

Để chứng minh hiệu quả của mô hình vườn cây được bón phân hữu cơ, hội viên Phạm Thị Thúy Dương dẫn chúng tôi tham quan vườn đu đủ trĩu quả, vườn mai đang phát triển tốt của mình. Dù thời tiết khô hạn, nhưng những gốc đu đủ, gốc mai, xanh tươi, đất vườn tươi xốp.

“Từ khi bón phân hữu cơ theo phương pháp IMO, cây rất ít bị sâu bệnh, chất lượng, sản lượng quả đều cao hơn, chi phí lại giảm. Khi chăm sóc theo hướng hữu cơ, cây trồng đạt chất lượng thì giá cả cũng cao hơn so với sản phẩm bình thường”, chị Dương cho biết.

Không những mỗi gia đình có thêm nguồn phân hữu cơ để canh tác nông nghiệp, mà nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn phường được “giải cứu” mùi hôi nhờ sử dụng men vi IMO để xử lý chất thải chăn nuôi.

Bà Hà Thị Thanh Hương, Chủ tịch Hội LHPN phường Hương Chữ cho biết: Mô hình này ban đầu được Hội LHPN phường thí điểm ở Chi hội TDP Phú Ổ 1 với hơn 10 hội viên tham gia. Sau khi thấy được hiệu quả thiết thực, Hội LHPN xã nhân rộng mô hình ra 8/8 chi hội và được phần lớn hội viên phụ nữ hưởng ứng. Bà Hương cho biết thêm, từ nguồn men giống hội cấp ban đầu, hội viên lấy về chế ra 3 loại là: men vi sinh khử mùi hôi rác thải và phân gia súc, gia cầm; ủ phân bón hữu cơ cho cây trồng; chế thuốc bảo vệ thực vật sinh học.

Công thức tạo men vi sinh IMO bao gồm: nước men giống, cám gạo, đường nâu và nước sạch. Tất cả nguyên liệu trộn đều, ủ trong thùng nhựa có nắp đậy, mỗi ngày mở nắp khuấy 1 lần, sau 7 ngày có thể sử dụng. Tùy theo mục đích của người dùng, từ men này có thể pha loãng với nước sạch làm nước xịt khử mùi hôi trong không khí; có thể dùng ủ phân bón vi sinh hoặc chế tạo thuốc bảo vệ thực vật hữu cơ.

Hương Chữ là một địa phương chuyên sản xuất nông nghiệp, nay các phế phẩm và phụ phẩm nông nghiệp như rơm, bèo, vỏ đậu, vỏ trấu… được tận dụng hết để ủ phân hữu cơ đã góp phần giảm rác thải ra môi trường. Rơm được tận dụng hoàn toàn, nạn đốt đồng sau mùa thu hoạch cũng không còn, môi trường đất, nước ít bị tác động; góp phần giảm ô nhiễm môi trường.

Khi người dân sản xuất nông nghiệp áp dụng mô hình phân hữu cơ IMO đã giảm tối đa chi phí phân, thuốc bảo vệ thực vật, tạo ra sản phẩm nông nghiệp hữu cơ hoàn toàn.

Bài, ảnh: Thảo Vy
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Tại huyện A Lưới, công nghệ cao đang được đưa vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các mô hình chăn nuôi và trồng trọt, đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho nền kinh tế địa phương.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
Thi đua sản xuất giỏi

Trên địa bàn tỉnh hiện có 60 Câu lạc bộ (CLB) Nông dân sản xuất, kinh doanh (SXKD), với tổng số khoảng 700 thành viên. Các CLB được thành lập đã góp phần tạo không khí thi đua sôi nổi, thúc đẩy sản xuất, giúp hội viên, nông dân (HVND) vươn lên làm giàu, giảm nghèo bền vững.

Thi đua sản xuất giỏi
Gam sáng trong sản xuất công nghiệp

Nhiều dự án công nghiệp (CN) trọng điểm đi vào hoạt động, cùng với đó là tín hiệu khởi sắc từ các ngành CN truyền thống trên địa bàn tỉnh cho thấy sự đóng góp rất tích cực của ngành CN vào sự tăng trưởng chung.

Gam sáng trong sản xuất công nghiệp
PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

TIN MỚI

Return to top