ClockThứ Hai, 20/05/2019 14:31

Từ những việc làm giản dị

TTH - Từ những việc làm giản dị trong cuộc sống hàng ngày, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Vinh Hưng (huyện Phú Lộc) đã cụ thể hóa việc học tập và làm theo Bác một cách hiệu quả.

Trao yêu thương, nhận nụ cườiPhụ nữ - vai trò quan trọng trong tiến trình gìn giữ hòa bìnhHội Liên hiệp phụ nữ huyện Phú Vang biểu dương, khen thưởng các cá nhân xuất sắc

Tiếp cận các nguồn vốn của chi, tổ hội giúp chị em phụ nữ đầu tư phát triển kinh tế. (Trong ảnh: Hội viên Hội LHPN xã Vinh Hưng đầu tư máy móc để may gia công tại nhà)

Đều đặn hằng tháng, chị Hoàng Thị Bé và các hội viên Chi hội Phụ nữ thôn Diêm Trường 1 và 2, xã Vinh Hưng đều tham gia tiết kiệm tự nguyện 200 nghìn đồng để mua bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình.

Chị Bé kể, trước đây mỗi năm chị bỏ ra hơn 2,5 triệu đồng để mua BHYT cho các thành viên trong gia đình, một số tiền khá lớn so với điều kiện kinh tế của gia đình chị. Lắm lúc, chị còn phải vay mượn bà con họ hàng để kịp gia hạn bảo hiểm. “Từ lúc tham gia mô hình tiết kiệm mua BHYT, mỗi khi đến kỳ hạn mua bảo hiểm, tôi không còn phải lo lắng xoay sở tiền bạc như trước kia. 200 nghìn đồng mỗi tháng là số tiền không lớn, cứ xem như mình để dành một ngày công thu nhập. Vừa qua, tôi còn được tạo điều kiện mượn 10 triệu đồng từ quỹ tiết kiệm để giúp chồng phát triển nghề mộc, nhờ đó kinh tế gia đình khấm khá hơn”, chị Bé bộc bạch.

Bà Nguyễn Thị Trâm, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Diêm Trường 1 cho biết, đối với các gia đình không mấy khá giả, việc chi trả một khoản tiền lớn định kỳ cho việc mua BHYT khá khó khăn, nhất là những gia đình đông thành viên. Không ít trường hợp chọn cách mua BHYT 3 tháng một lần để dễ xoay sở. Với mô hình tiết kiệm trên, 27 hội viên tham gia sẽ nhận lại số tiền đã đóng vào cuối năm để nối hạn BHYT. Ngoài ra, tiền tiết kiệm sẽ được tổng kết vào mỗi quý và cho các chị em có nhu cầu mượn xoay vòng ngắn hạn để phát triển kinh tế. Nếu không có trường hợp nào mượn, khoản tiết kiệm sẽ được gửi ngân hàng, tiền lãi trích ra để thăm hỏi, động viên các trường hợp hội viên ốm đau, bệnh tật.

Theo bà Nguyễn Thị Thảo, Chủ tịch Hội LHPN xã Vinh Hưng, việc thực hiện Chỉ thị 05 tại đơn vị gắn với thực hiện Đề án 343 về Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ mới “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang” và Đề án 704 “Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi dạy con tốt” của Trung ương Hội LHPN Việt Nam và được cụ thể bằng nhiều mô hình, phong trào hoạt động. Nổi bật trong số đó là việc tăng cường tuyên truyền đến cán bộ, hội viên việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, lấy tinh thần tiết kiệm của Bác để giáo dục ý thức tiết kiệm trong hội viên. Qua đó, các mô hình tiết kiệm tại chi, tổ hội được duy trì và quản lý tốt. Đến nay, số vốn để chị em mượn xoay vòng đã lên đến hơn 210 triệu đồng. Như trường hợp chị Hồ Thị Hiền (thôn Trung Hưng), nhờ được tiếp cận các nguồn vốn của chi, tổ hội để phát triển nuôi trồng thủy sản, đến nay gia đình chị đã khấm khá hơn.

Bên cạnh mô hình tiết kiệm mua BHYT, Hội LHPN xã Vinh Hưng còn có nhiều mô hình tiết kiệm học Bác khác. Điển hình là Chi hội Phụ nữ thôn Trung Hưng với mô hình tiết kiệm heo đất và quỹ tiết kiệm của Câu lạc bộ Bình đẳng giới. Bà Phạm Thị Mai, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Trung Hưng chia sẻ, với phương châm “tích tiểu thành đại”, mỗi hội viên nuôi một con heo đất, tùy theo hoàn cảnh của từng gia đình, các chị sẽ bỏ tiền vào heo. Mỗi buổi sinh hoạt hằng quý, các chị tập trung để "mổ heo" và cho hội viên mượn vốn xoay vòng để phát triển kinh tế. Số tiền còn lại được đóng góp vào quỹ hội để hỗ trợ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn đột xuất. Tương tự, Câu lạc bộ Bình đẳng giới của thôn với hình thức góp quỹ của các thành viên 10 nghìn đồng/người/tháng, số tiền hiện nay đã hơn 120 triệu đồng.

“Học tập và làm theo gương Bác đã trở thành việc làm có sức lan tỏa rộng khắp trong cán bộ, hội viên Hội LHPN xã Vinh Hưng. Các mô hình tiết kiệm phù hợp với điều kiện thực tế từng gia đình, từng hoàn cảnh đã góp phần giúp nâng cao hiệu quả phong trào phụ nữ làm theo Bác, thực hành tiết kiệm, giúp nhau giảm nghèo bền vững trên địa bàn”, bà Nguyễn Thị Thảo khẳng định.

Bài, ảnh: Minh Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giúp người nghèo an cư, ổn định cuộc sống

Cùng với các hoạt động trao quà hay hỗ trợ các mô hình sinh kế nhằm giúp hộ nghèo, cận nghèo có việc làm, tăng thu nhập, từ đầu năm đến nay, các ban ngành, đoàn thể trên địa bàn TP. Huế huy động nguồn lực, hỗ trợ kinh phí xây dựng và sửa chữa nhà ở cho các hộ nghèo, giúp người dân an cư, ổn định cuộc sống.

Giúp người nghèo an cư, ổn định cuộc sống
Vì cuộc sống bình yên

Nhờ sự chung tay trong công tác tuyên truyền, vận động người dân phòng, chống tệ nạn, tố giác tội phạm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) phường Phước Vĩnh (TP. Huế), tình hình an ninh trật tự (ANTT) trên địa bàn ngày càng được đảm bảo.

Vì cuộc sống bình yên
Nâng cao chất lượng cuộc sống

Từ ngày 1/7/2024, thực hiện điều chỉnh lương cơ sở, lương tối thiểu vùng, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) và trợ cấp ưu đãi người có công với mức tăng cao nhất từ trước đến nay đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người thụ hưởng.

Nâng cao chất lượng cuộc sống
Góp yêu thương cho cuộc sống

“Là những đóng góp nhỏ, nhưng thấy mỗi người đến và đi đều hài lòng, vui vẻ là bọn em vui rồi”, đó là những chia sẻ của các thành viên đội cắt tóc miễn phí (CTMP) tại vỉa hè đường Lê Lợi giao với đường Đội Cung (TP. Huế).

Góp yêu thương cho cuộc sống

TIN MỚI

Return to top