ClockThứ Sáu, 28/09/2018 09:00

Quy định mới về nhân lực văn hóa, nghệ thuật được đào tạo ở nước ngoài

TTH.VN - Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định 1240/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Điều 1 Quyết định số 1437/QĐ-TTg ngày 19/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực văn hóa nghệ thuật ở nước ngoài đến năm 2030".

Đại học Huế và Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam ký kết hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học

 

Nội dung sửa đổi, bổ sung Điều 1 Quyết định số 1437/QĐ-TTg ngày 19/7/2016 là về lĩnh vực đào tạo; đối tượng và trình độ đào tạo, bồi dưỡng.

Theo đó, lĩnh vực đào tạo của Đề án là: Âm nhạc, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh, múa, xiếc và văn hóa; trong đó ưu tiên đào tạo các ngành, chuyên ngành trong nước chưa có khả năng đào tạo hoặc chất lượng đào tạo chưa cao.

Về đối tượng và trình độ đào tạo, bồi dưỡng, theo Quyết định 1240/QĐ-TTg, đào tạo trình độ đại học cho các đối tượng sau:

- Học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật có kết quả rèn luyện đạt loại khá trở lên, kết quả học tập môn chuyên ngành đạt loại giỏi trở lên hoặc đạt giải thưởng quốc gia, khu vực, quốc tế.

- Lưu học sinh đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng tại các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật ở nước ngoài được các cơ sở đào tạo nước ngoài tiếp nhận hoặc được các cơ sở đào tạo trong nước cử đi học trung cấp, cao đẳng đề nghị dự tuyển trình độ đại học.

- Học sinh, sinh viên thuộc chương trình đào tạo tài năng có kết quả rèn luyện đạt loại khá trở lên, kết quả học tập các môn chuyên ngành đạt loại giỏi trở lên tại các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật được lựa chọn để gửi đi đào tạo ở nước ngoài với cùng trình độ hoặc trình độ cao hơn.

Đào tạo trình độ thạc sĩ cho các đối tượng sau:

- Giảng viên, giáo viên, nghiên cứu viên của cơ sở đào tạo, nghiên cứu văn hóa nghệ thuật trong nước được cơ sở đào tạo, nghiên cứu đề nghị dự tuyển trình độ thạc sĩ.

- Công chức, viên chức, văn nghệ sĩ, có bằng tốt nghiệp ngành, chuyên ngành phù hợp được cơ sở đào tạo nước ngoài tiếp nhận; sinh viên tốt nghiệp có kết quả rèn luyện đạt loại khá trở lên, điểm tốt nghiệp chuyên ngành đạt loại giỏi trở lên tại các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật trong nước, có nguyện vọng đi học tập ở nước ngoài để về làm giảng viên, nghiên cứu viên, chuyên gia, văn nghệ sĩ cho các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, đơn vị văn hóa nghệ thuật.

- Lưu học sinh đã tốt nghiệp đại học tại các cơ sở đào tạo ở nước ngoài được cơ sở đào tạo nước ngoài tiếp nhận hoặc cơ sở đào tạo trong nước cử đi học đại học đề nghị dự tuyển trình độ thạc sĩ.

Đào tạo trình độ tiến sĩ cho giảng viên, giáo viên, nghiên cứu viên hoặc các đối tượng là lưu học sinh tốt nghiệp đại học, thạc sĩ ở nước ngoài với kết quả học tập môn chuyên ngành đạt loại giỏi trở lên và được cơ sở đào tạo nước ngoài nhận đào tạo chuyển tiếp trình độ tiến sĩ. 

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lưu truyền văn hóa ẩm thực qua bữa cơm gia đình người Huế

Có nhiều cách để có thể góp phần kế thừa và phát huy văn hóa ẩm thực Huế, trong đó, việc mỗi gia đình giáo dục cho các thế hệ sau những giá trị truyền thống nói chung, nét đẹp trong văn hóa ẩm thực Huế nói riêng là cách cần được quan tâm.

Lưu truyền văn hóa ẩm thực qua bữa cơm gia đình người Huế
Tiếp cận những kiến thức mới vào đào tạo

Đại học Huế đón nhiều giáo sư (GS), chuyên gia đầu ngành đến chia sẻ kiến thức mới. Không chỉ là dịp để tiếp cận được kiến thức, mà qua đó phần nào còn khẳng định thương hiệu của Đại học Huế.

Tiếp cận những kiến thức mới vào đào tạo
Huế nên bảo vệ những di chỉ văn hóa - lịch sử

Là chốn Kinh đô của Triều Nguyễn, Huế mang trong mình rất nhiều di chỉ văn hóa - lịch sử quý, mà chính quyền và Nhân dân Huế không thể không quan tâm giữ gìn, bảo vệ và khai thác mọi lợi thế trong công cuộc xây dựng và phát triển thành phố Huế thành trung tâm văn hóa nổi tiếng của cả nước.

Huế nên bảo vệ những di chỉ văn hóa - lịch sử
LỪNG LẪY ĐIỆN BIÊN, CHẤN ĐỘNG ĐỊA CẦU
Nghệ thuật bảo đảm công binh cho Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến dịch Điện Biên Phủ của Quân đội nhân dân Việt Nam nhằm tiêu diệt quân Pháp ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, giành thắng lợi quyết định trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954. Tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, lực lượng Công binh có Trung đoàn Công binh 151; Tiểu đoàn Công binh thuộc Cục Vận tải; ba đại đội công binh thuộc ba đại đoàn (Đại đoàn 308, Đại đoàn 312, Đại đoàn 316).

Nghệ thuật bảo đảm công binh cho Chiến dịch Điện Biên Phủ
Return to top