ClockThứ Sáu, 19/05/2023 14:50

Sáng tạo trên nền tảng văn hóa để phát triển bền vững

TTH.VN - Ngày 19/5, trong khuôn khổ buổi tọa đàm kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam, Sở KH&CN tổ chức hội thảo với chủ đề "Thừa Thiên Huế- Phát triển KH&CN và đổi mới sáng tạo (ĐMST) trên nền tảng văn hóa để phát triển bền vững".

Gắn nghiên cứu với các vấn đề thực tế đời sống, sản xuất đang cầnNghiên cứu xây dựng ứng dụng hệ thống chỉ huy, điều hành thống nhất U-COM Trí tuệ nhân tạo thu hút người trẻHuy động nguồn lực cho các chương trình, đề án trọng điểm ngành khoa học, công nghệ

leftcenterrightdel
TS. Hồ Thắng, Giám đốc Sở KH&CN trao kỷ niệm chương cho các nhà khoa học

Thừa Thiên Huế được đánh giá là vùng đất có dư địa hấp dẫn để đầu tư khai thác phát triển kinh tế -xã hội (KT-XH) trên các lĩnh vực; trong đó mạch nguồn văn hóa cố đô Huế là thị trường tiềm năng. 

Theo TS. Hồ Thắng, Giám đốc Sở KH&CN, thời gian qua, tỉnh đã ban hành các chính sách, cơ chế trong quản lý chuyển giao KH&CN, ứng dụng vào sản xuất kinh doanh, như phát triển tài sản trí tuệ, phát triển hệ sinh thái cố đô khởi nghiệp, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ...Từng bước gia tăng hàm lượng KH&CN trong các sản phẩm chủ lực mang thương hiệu Huế.

TS. Trần Đình Hằng, Phân viện trưởng Phân viện VHNT Quốc gia Việt Nam tại Huế cho rằng, Thừa Thiên Huế là nơi tích tụ nền văn hóa được tiếp biến nhiều hệ giá trị đỉnh cao của cả dân tộc. Trong xu hướng hiện đại hóa, vấn đề bản sắc văn hóa càng được xem trọng. Đó chính là nguồn lực viết lên những câu chuyện "rặt Huế" trong mỗi sản phẩm, từng địa danh, nhân danh... tiêu biểu một thời để làm nên động năng văn hóa Huế hôm nay. Đó là những giá trị văn hóa, là mạch nguồn, là "bảo tàng sống" để khai thác, làm giàu. 

leftcenterrightdel
Phục hồi Đông y-tinh hoa của văn hóa Huế 

Nhà nghiên cứu Văn hóa Huế Nguyễn Xuân Hoa cho rằng, Thừa Thiên Huế với lợi thế so sánh là vùng đất Cố đô, một trong những trung tâm văn hóa đặc sắc của Việt Nam thì việc phát triển KH&CN và ĐMST trên nền tảng văn hóa càng cần phải được xem trọng. Lâu nay, khi đã nói về những giá trị của di sản văn hóa Huế, chúng ta thường đặc biệt quan tâm đến hệ thống di tích cố đô có giá trị nổi bật toàn cầu, một nền mỹ thuật cung đình độc đáo; một hệ thống nghệ thuật diễn xướng cung đình gắn kết với dân gian...Thế nhưng, ngoài những giá trị nổi bật đó, di sản văn hóa Huế còn chứa đựng một kho tàng tri thức khoa học thông qua các tư liệu thư tịch Hán Nôm lớn nhất cả nước, gắn với những kinh nghiệm thực tiễn được lưu truyền nhiều đời trong tri thức dân gian. Đây là một vốn quý của khoa học Việt Nam được chứa đựng trong lòng di sản văn hóa Huế cần khai thác đúng giá trị của nó.

Chú trọng bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống  

Nhiều ý kiến của các đại biểu chia sẻ tại hội thảo đặc biệt chú trọng về bảo tồn và phát triển nghề và làng nghề truyền thống. Cùng với đó, là tôn vinh các giá trị văn hóa tôn giáo gắn với du lịch tâm linh có ý nghĩa rất lớn trong đời sống người dân và phát triển KT-XH. Bên cạnh đó cần phát triển các sản phẩm văn hóa truyền thống trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc, như Huế Kinh đô ẩm thực, Huế kinh đô áo dài, Hoàng mai Huế... mà gần đây tỉnh đã ban hành những cơ chế, chính sách quan tâm thúc đẩy phát triển. Ngoài ra phát triển Huế -tinh hoa Đông y gắn với tri thức bản địa-một trục văn hóa thảo dược trong đề án phát cây dược liệu ở địa phương...cũng cần được quan tâm.

TS Cung Trọng Cường, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển cho rằng, để thúc đẩy phát triển KH&CN và ĐMST trên nền tảng văn hóa cần chú trọng chọn lĩnh vực, sản phẩm cụ thể. Trong đó cần một cơ chế chính sách cụ thể, thu hút nguồn lực xã hội trong đầu tư phát triển và có sự hợp tác, kết nối nguồn lực chuyển giao công nghệ, chuyển đổi số...; đồng thời đặt hàng đi tìm ý tưởng, thúc đẩy chương trình khởi nghiệp về lĩnh vực văn hóa...

TS. Hồ Thắng, Giám đốc Sở KH&CN cho rằng, qua hội thảo đã ghi nhận nhiều ý kiến tâm huyết từ những người yêu Huế, yêu văn hóa Huế. Mong rằng những người đang hoạt động trong lĩnh vực KH&CN sẽ đồng hành cùng ngành văn hóa trong việc đẩy mạnh ứng dụng KH&CN nhằm phát huy giá trị truyền thống văn hóa trong tiến trình phát triển KT-XH của tỉnh, hướng đến xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm văn hóa du lịch đặc sắc của cả nước.

Bài, ảnh: MINH THƯƠNG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững

Đó là chủ đề tại hội thảo khoa học do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức vào ngày 22/11, với sự tham gia của các sở, ban, ngành liên quan, nhà khoa học, doanh nghiệp, chính quyền địa phương để cùng nhau bàn luận các giải pháp, tháo gỡ vướng mắc trong phát triển dược liệu, nhất là vấn đề liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ dược liệu.

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững
Hội nghị Da liễu Quốc tế:
Kinh nghiệm, công nghệ và xu thế​

Hội nghị Da liễu Quốc tế từ 21 đến 23/11 do Bệnh viện Da liễu Trung ương, Sở Y tế, Bệnh viện Da liễu tỉnh phối hợp tổ chức thu hút nhiều chuyên gia trong, ngoài nước. Hàng trăm bài báo cáo được chia sẻ mang đến cái nhìn về phương pháp, kinh nghiệm, công nghệ… trong điều trị các bệnh về da. ​

Kinh nghiệm, công nghệ và xu thế​
Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Tại huyện A Lưới, công nghệ cao đang được đưa vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các mô hình chăn nuôi và trồng trọt, đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho nền kinh tế địa phương.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

TIN MỚI

Return to top